Truyền thuyết thứ 4, sự tích Trầu-Cau

W.Minh Tuan

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tục ăn trầu cau ở Việt Nam ta có lẽ bắt đầu từ thời kỳ các vua Hùng Vương.

Truyền thuyết kể rằng vào khoảng đời vua Hùng Vương thứ tư, (có tài liệu nói thời vua Hùng Vương thứ 6), có vị quan lang (quan lang là tên gọi các con trai của vua Hùng) sinh ra được 2 người con trai giống nhau như đúc, có lẽ là anh em sinh đôi.

Lớn lên, người anh lấy vợ, và người em vẫn cùng sống với vợ chồng người anh.

Một hôm, người vợ nhầm người em là chồng mình, nên đã ôm nhầm.

Người em xấu hổ, nên bỏ nhà đi, đến một bờ suối, mệt mỏi ngã xuống chết, và biến thành một cây cao thân thẳng đứng, mọc ở bờ suối.

Đó là cây cau.

Người anh về nhà, không thấy em đâu, thương em, liền vội đi tìm. Đến bờ suối nơi có cây cau cao, người anh cũng mệt mỏi ngã xuống chết, hóa thành phiến đá ôm gốc cây.

Người vợ cũng đi tìm chồng, và tìm em chồng, và đến nơi bờ suối có cây cao, và phiến đá đó, người vợ cũng chết, biến thành một cây dây leo, có lá uốn quanh ôm lấy phiến đá và cây cao. Đó là cây trầu không.

Người dân trong vùng thương xót ba người đó sống hòa thuận, thủy chung, yêu thương lẫn nhau, nên lập miếu thờ.

Vua Hùng Vương thứ 4 đi tuần thú đến vùng đó, nghe chuyện 3 người, cũng cảm động. Vua sai lấy quả trên cây cao, và lá ở cây dây leo, nhai thử, thấy có mùi thơm, nhổ bọt vào phiến đá, thấy có màu đỏ như máu.

Vua Hùng sai lấy đá nung thành vôi, nhai với quả và lá đó, thì thấy môi đỏ, má hồng.

Vua Hùng nghĩ là vật quí, sai nhân dân trồng rộng rãi trong cả nước, và dùng để nhai khi vào các dịp Lễ Tết, Cưới hỏi, hoặc khi có khách quí đến nhà, hoặc vào các dịp lễ hội.

Tục ăn trầu cau có từ đó, thể hiện tình cảm vợ chồng thủy chung, và quan hệ gia đình, anh em, bạn bè, họ hàng, tình hàng xóm láng giềng thân mật, đằm thắm.

Thật kỳ lạ, cho đến tận ngày nay, đã hơn 4000 năm kể từ thời vua Hùng Vương thứ 4 đó, tục ăn trầu vào các dịp Lễ Tết, Cưới Hỏi, tiếp khách quí, lễ hội,,, vẫn được giữ vững ở Việt Nam, cho thấy tâm hồn giản dị và cao quí của người Việt Nam ta tôn trọng tình nghĩa vợ chồng và gia đình, bạn bè, quí khách vẫn được duy trì cho đến tận bây giờ.

Ông tỷ phú Bill Gate, người khai sáng ra Công ty Microsoft nổi tiếng của Mỹ, vào năm 2005, khi sang thăm Việt Nam, được mời đi thăm làng Quan họ Bắc Ninh, và đã được mời ăn trầu cau.

Không có ai hướng dẫn là ăn trầu nhả bã, nên khi ông Bill Gate được mời ăn trầu, ông đã nhai vài cái trong mồm rồi nuốt chửng.

Thật may, sau đó không có vấn đề gì cả.

Liệu mỗi người Việt Nam ta ngày nay, khi cầm miếng trầu đưa lên miệng, hoặc chỉ đơn giản khi nhìn thấy mâm ngũ quả có trầu cau bày biện trong ngày Tết, có thấy được cái văn hóa quí báu của dân tộc Việt Nam ta, trọng tình người trên hết cả mọi thứ vật chất, quyền lực, đấu đá, kèn cựa, tiền tài, danh vọng,,,trên đời này hay không?

Chúng ta hiểu tiền tài và danh vọng là điều quí giá, là điều mà nhiều người phấn đấu để đạt được.

Nhưng sống vô tình, kèn cựa, đấu đá, dèm pha,,,là điều xa lạ với văn hóa trầu cau của Việt Nam ta từ ngàn xưa.

Ngoài ra, truyền thuyết trầu cau này cũng nói lên một điều là các con vua khi sinh ra, có người được phong là hoàng tử, sẽ nối nghiệp vua, nhưng cũng có người chỉ là quan lang, là  người phú quí hơn người dân bình thường, nhưng sống trong dân thường, không có quan hệ gì với vua cha nữa. Bởi vì trong truyện trầu cau này, Vua Hùng Vương thứ 4 không hề biết gì về việc con trai mình là quan lang đã sinh ra 2 con sinh đôi, một con đã lấy vợ, rồi cả 3 người con trai và con dâu đã chết, đã hóa thành cây trầu không, cây cau, và phiến đá vôi, và được dân lập miếu thờ.

Chỉ khi Vua Hùng Vương đi tuần thú đến vùng đó, Vua Hùng Vương mới biết chuyện 3 cháu mình đã chết và được lập miếu thờ.

Như vậy chúng ta thấy thêm một nét đẹp bình dân của các Vua Hùng thời kỳ Hùng Vương, các con Vua Hùng không sống sang trọng trong cung điện biệt lập, mà sống trong dân chúng như những người dân bình thường, và không còn được hưởng biệt đãi của kẻ quyền quí con Vua nữa.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.