Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam gửi hội nghị Versailles-Pháp năm 1919

Lời giới thiệu

Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, các nước thắng trận họp tại Lâu đài Versailles, Pháp, vào ngày 28 tháng 6 năm 1919, để thảo luận về việc bảo đảm hòa bình sau chiến tranh.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cũng tham dự Hội nghị này. Khi đó, Tổng thống Mỹ Wilson rất nổi tiếng với bản Tuyên bố 14 điểm công bố năm 1918, trong đó tại Điểm số 14, Tuyên bố này nêu rõ như sau: “Thành lập Liên minh các dân tộc ( Liên Hiệp quốc UN ngày nay) để đảm bảo độc lập cho tất cả các dân tộc trên thế giới, dù lớn, dù nhỏ-  (14.   The formation of a League of Nations to guarantee independence for all countries, large and small“).

Khi đó các dân tộc thuộc địa như nước Việt Nam ta rất hi vọng ở Tuyên bố 14 Điểm này.

Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp khi đó gồm có anh Nguyễn Ái Quốc, cụ Phan Chu Trinh, Luật sư Phan Văn Tường,,,đã soạn thảo bản Yêu sách 8 điểm để gửi đến Hội nghị Versailles này, và đặc biệt, gửi đến Ngài Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, với hi vọng Ngài Tổng thống Wilson và các vị nguyên thủ quốc gia sẽ có ý kiến với Chính phủ Pháp để thực hiện Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam, và thực hiện Tuyên bố 14 điểm của Tổng thống Wilson.

Anh Nguyễn Ái Quốc là người thay mặt nhóm yêu nước ký vào thư, và ký vào bản Yêu sách 8 điểm, và trực tiếp in, mang đến phát cho các đại biểu tại Hội nghị Versailles này.

Dưới đây, daivietnam.com xin trích đăng nguyên văn Yêu sách 8 điểm, được đăng mãi ở trang 435, 436, phần Phụ Lục, trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000.

                                   **************

“Từ ngày đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hi vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ.

Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực, do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông-Pháp, xin trình với các quí vị Chính phủ trong Đồng minh nói chung, và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:

1- Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2- Cải cách nền pháp lý ở Đông dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt luật pháp như người Châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất  trong nhân dân An Nam;

3- Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4- Tự do lập hội và hội họp;

5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6- Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ’;

7- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8- Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc, và đặc biệt tin tưởng vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hòa, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam.

Khi nhân dân An Nam nhắc đến sự “bảo hộ” của nhân dân Pháp, thì không lấy thế làm hổ nhục chút nào, mà trái lại, còn lấy làm vinh dự: vì nhân dân An Nam biết rằng nhân dân Pháp đại biểu cho tự do và công lý, và không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của mình , là tình bác ái toàn thế giới.

Vì thế, nghe theo tiếng nói của những người bị áp bức, là nhân dân Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình đối với nước Pháp và đối với nhân loại.

Thay mặt cho Nhóm những người yêu nước An Nam

                                 NGUYỄN ÁI QUỐC

*Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp

lưu tại Viện Hồ Chí Minh.”

 

 

 

 

 

 

Nguyen Ai Quoc’s 8-point petitions in 1919 sent to the Versailles Conference, France

 

Bản tiếng Anh:

 

To his Excellency, the Secretary of State of the Republic of the United States, Delegate to the Peace Conference (Mr. Robert Lansing)

Excellency,

We take the liberty of submitting to you the accompanying memorandum setting forth the claims of the Annamite people on the occasion of the Allied victory. We count on your kindness to honor our appeal by your support whenever the opportunity arises. We beg your Excellency graciously to accept the expression of our profound respect.

Since the victory of the allies, all subject peoples are frantic with hope at the prospect of an era of right and justice which should begin for them by virtue of the formal and solemn engagements, made before the whole world by the various powers and the entente in the struggle of civilization against barbarism.

While waiting for the principle of national self-determination to pass from ideal to reality through the effective recognition of the sacred right of all peoples to decide their own destiny, the inhabitants of the ancient Empire of Annam, at the present time French Indochina, present to the noble Governments of the entente in general and the honorable French Government the following humble claims:

1) General amnesty for all native people who have been condemned for political activity.

2) Reform of the Indochinese justice system by granting to the native population the same judicial guarantees as the Europeans have and the total suppression of the special courts which are the instruments of terrorization and oppression against the most responsible elements of the Annamite people.

3) Freedom of Press.

4) Freedom to associate freely.

5) Freedom to emigrate and to travel abroad.

6) Freedom of education, and creation in every province of technical and professional schools for the native population.

7) Replacement of the regime of arbitrary decrees by a regime of law.

8) A permanent delegation of native people elected to attend the French parliament in order to keep the latter informed of their needs.

For the Group of Annamite Patriots

[Signed] Nguyen Ai Quoc

56, rue Monsieur le Prince-Paris”