Sáp nhập 2 chức vụ, Bí thư kiêm Chủ tịch: Tiết kiệm ngân sách, giảm cãi nhau.

Tien Phong – Từ năm 2014 Quảng Ninh đã mạnh mẽ thực hiện chủ trương sáp nhập 2 chức vụ Bí thư kiêm chủ tịch. Nhờ đó mỗi năm tỉnh tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng chi cho bộ máy đảng và chính quyền.
Thế sáp nhập 2 chức vụ Tổng Bí Thư, và Chủ Tịch Nước thì sao? và ở các địa phương, sáp nhập 2 chức vụ Bí thư, và Chủ tịch thì sao?

Giảm 368 cán bộ thôn

Với hơn 40 cán bộ cấp xã và 500 cán bộ không chuyên trách ở cấp thôn, phường Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả-Quảng Ninh) là một trong những địa phương có số cán bộ hưởng lương, trợ cấp một phần từ ngân sách thuộc loại lớn của tỉnh Quảng Ninh.

Trước tình trạng này, năm 2014, phường xây dựng Đề án đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện mô hình nhất thể hóa Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND. Đồng thời, áp dụng việc kiêm nhiệm các chức danh như: Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND; Phó Chủ tịch HĐND kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy; Phó Chủ tịch MTTQ kiêm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ.

Đối với người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, phường thực hiện mô hình nhất thể hóa Bí thư chi bộ kiêm trưởng khu; Phó bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận; các chức danh hoạt động không chuyên trách khác kiêm trưởng các đoàn thể hoặc tổ trưởng tổ nhân dân… Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Quang Hanh Trương Văn Pha cho hay, nhờ thực hiện mô hình này, đến nay ở cấp xã giảm được 4 cán bộ, còn ở cấp thôn giảm đến 368 người.

Trách nhiệm cụ thể

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Công, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa cho hay, do số lượng người đông, phân định trách nhiệm không rõ dẫn đến hoạt động trùng lắp, cùng một nội dung công việc nhưng nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng vào cuộc.

“Chỉ một đàn gà, một con gà ốm, nhưng thanh niên, cựu chiến binh, khuyến nông, trưởng thôn, cán bộ MTTQ… cùng vào cuộc, cùng báo cáo. Thành thử, số lượng báo cáo trong xã, rồi từ xã lên huyện về con gà rất nhiều”, ông Công kể.

Tuy nhiên, ông Công cho biết từ năm 2015 thực hiện Đề án 25 của tỉnh, với việc nhất thể hóa một số chức danh, 1 cán bộ đảm nhiệm 2 – 3 chức danh nên đã giảm được hơn 10 cán bộ cả cấp xã và cấp thôn. Trung bình mỗi năm xã tiết kiệm được 160 triệu đồng từ việc nhất thể hoá, kiêm nhiệm chức danh.

“Việc báo cáo đàn gà từ thôn lên xã chỉ còn 1 tổ chức thực hiện. Tương tự, từ xã báo lên huyện cũng chỉ còn 1 tổ chức thôi, rất phù hợp”, ông Công cho hay.

Cũng là chuyện con gà, nhưng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) từng chần chừ, không biết quyết sao với việc phát triển gà Tiên Yên. Đây là giống gà quý, tuy nhiên do chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, gà Tiên Yên có nguy cơ lai tạp. Trước tình trạng này, ông Lý Văn Diểng  – người địa phương đã tìm ra phương pháp thụ tinh nhân tạo để giữ gìn giống gà quý vào năm 2013. Tuy nhiên, khi ông Diểng đề xuất lãnh đạo huyện hỗ trợ để mở rộng quy mô đàn gà thì UBND huyện đồng ý, nhưng Huyện ủy không thống nhất được chủ trương về phương án hỗ trợ. Phải đến năm 2015, khi Tiên Yên thực hiện nhất thể hoá, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện thì việc hỗ trợ này mới được thông qua. Đến nay gà Tiên Yên ngày càng có thương hiệu trên thị trường, cho thấy chủ trưởng trên là hoàn toàn hợp lý.

Giảm hội họp, dân được lợi

Đề cập đến tính hiệu quả trong việc khi triển khai mô hình nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch, ông Trương Văn Pha, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Quang Hanh cho biết “dù sức ép công việc nặng hơn, vất vả hơn nhưng ngược lại bộ máy và người dân lại được lợi”.

Theo ông Pha, khi bí thư kiêm chủ tịch sẽ tạo ra được sự thống nhất giữa chủ trương của cấp ủy với chương trình hành động của UBND. Đồng thời khắc phục được tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, mất đoàn kết giữa bí thư với chủ tịch.

Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa cho biết, thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch UBND hiệu quả không chỉ tính ra bằng tiền mà còn ở chất lượng và hiệu quả làm việc. Theo đó, nếu như trước đây, xã thường phải tổ chức nhiều cuộc họp của Đảng ủy, UBND, của các tổ chức – chính trị xã hội thì sau khi thực hiện nhất thể hóa, kiêm nhiệm các chức danh, số lượng các cuộc họp đã giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chủ trương lớn về phát triển kinh tế – xã hội cũng nhanh và thuận tiện hơn. Hiện trung bình mỗi năm xã tiết kiệm được khoảng 160 triệu đồng từ việc đổi mới sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

Cán bộ phải có năng lực, phẩm chất

Bà Đỗ Thị Bính, Phó Bí thư Thành ủy Cẩm Phả cho biết: Khó khăn nhất trong quá trình nhất thể hóa là công tác cán bộ, phải tìm được người có năng lực và phẩm chất chính trị. Bởi không phải ai cũng làm việc kiêm nhiệm được. Đã có trường hợp bí thư kiêm chủ tịch UBND phường, nhưng sau một thời gian công tác, lãnh đạo thành phố Cẩm Phả buộc phải dừng, điều chỉnh không để trường hợp đó kiêm nhiệm nữa do không đáp ứng được yêu cầu công tác.

Tiết kiệm 300 tỷ đồng mỗi năm nhờ tinh giản bộ máy

Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh, đến nay, tỉnh đã thực hiện kiêm nhiệm, nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu cấp ủy và chính quyền ở tất cả các địa phương trên địa bàn. Trong đó, thực hiện Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện tại 2 địa phương (Cô Tô, Tiên Yên); Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã ở 75/186 xã.  Đồng thời, nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp huyện như: Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra; Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ; Trưởng (Phó) Ban tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị… Nhờ đó, mỗi năm tỉnh Quảng Ninh tiết kiệm khoảng 300 tỷ đồng.

Cũng vì tính hiệu quả trên, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua khi các đại biểu tranh luận “tìm đâu ra tiền để giải phóng mặt bằng xây sân bay Long Thành”, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương – người từng là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh (nay đồng chí Phạm Minh Chính đã là Thủ tướng), đã đề xuất tiết kiệm chi, tinh giản bộ máy.

“Năm 2017 ta tiết kiệm chi 1% thôi là có trên 10.000 tỷ, năm 2018 tiết kiệm chi 1% thì có trên 10.000 tỷ nữa. Như vậy chúng ta có trên 20.000 tỷ. Muốn làm vậy chúng ta phải giảm đầu mối, giảm biên chế theo đúng tinh thần nghị quyết 39 của Bộ Chính trị là có thể giải quyết được việc này”, đồng chí Phạm Minh Chính nêu.

Theo nhiều chuyên gia, việc Trung ương đồng ý cho thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã sẽ mở ra cánh cửa rất lớn để các địa phương chủ động đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Và mô hình, thực tiễn mà Quảng Ninh đã thực hiện trong việc nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch là những gợi mở để các địa phương tham khảo, làm theo.

Thế nhưng bây giờ, năm 2023, có vẻ thấy im ắng việc sáp nhập 2 chức vụ Bí thư-Chủ tịch, ở cả địa phương, lẫn Trung ương.

daivietnam.com:

Không phải chỉ gộp Bí thư và Chủ tịch ở phường, xã, quận, huyện, mà phải gộp Bí thư, Chủ tịch ở cấp tỉnh, thành phố, và gộp chức Tổng Bí thư vào chức Chủ tịch nước, mỗi năm sẽ tiết kiệm được 100.000 tỷ đồng, chứ không phải 10.000 tỷ đồng.

Đồng thời, quan trọng hơn, gộp vào 2 chức vụ Bí thư và Chủ tịch, sẽ triệt tiêu được sự mâu thuẫn, cãi nhau, mất đoàn kết giữa Bí thư và Chủ tịch, từ đó mới bảo đảm được sự đoàn kết trong đảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Còn 2 chức vụ Bí thư, Chủ tịch, thì còn đấu đá nhau như Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng vừa rồi, dẫn đến cả 2 vị đều mất chức.

Đã đến lúc đảng cần mạnh dạn đổi mới chính trị, nếu không, đất nước còn trì trệ, tham nhũng còn tràn lan.

Nhưng, như nhà thơ Đỗ Phủ thời nhà Đường bên Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm đã có câu thơ như sau:

“Quốc phá sơn hà tại,

Thành xuân thảo mộc thâm”.

“Nước mất nhưng núi sông còn,

Thành xuân quạnh quẽ um tùm cỏ gai”.

Một chính thể Nhà nước, một đảng cầm quyền có thể sẽ bị sụp đổ, biến mất, thành quách của chính thể sụp đổ sẽ hiu quạnh, hoang tàn, nhưng đất nước, dân tộc sẽ vẫn còn mãi mãi, và một chính thể khác, một đảng khác, tiến bộ hơn sẽ lên thay thế lãnh đạo đất nước, trên đống hoang tàn của chính thể sụp đỏ, hoa cỏ lại mọc lên tươi thắm.

Đó chính là ý nghĩa của câu thơ trên của nhà thơ Đỗ Phủ làm hơn 1000 năm trước.

Ông Tập bên Tàu vừa rồi đã cố đưa được tư tưởng của mình vào Hiến pháp Trung Quốc, nhưng ông ấy có biết đâu rằng, một khi ông ấy nằm xuống, thì những cái thứ vớ vẩn ấy sẽ bị xóa toẹt trong chốc lát, tên tuổi ông ấy sẽ bị chôn vùi trong đống rác của lịch sử, giống như Tần Thủy Hoàng đòi xây dựng chế độ tồn tại vạn ức năm, nhưng sau khi ông Tần Thủy Hoàng chết, xác của ông ấy không được chôn, để thối mấy ngày mới được chôn cất. Chính thể Tần Thủy Hoàng chỉ tồn tại được hơn 1 năm sau thì bị phá bỏ.

Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam ta không cần đưa tên tuổi của mình vào Hiến Pháp Việt Nam, mà nhân dân Việt Nam ta vẫn nhớ tên Hồ Chí Minh, trân trọng, thành kính?

Các vị lãnh đạo, và đảng cầm quyền dám làm việc có lợi cho dân, cho nước, sẽ tồn tại lâu dài, được lưu danh sử sách.

Còn các vị lãnh đạo mà bản lĩnh yếu kém, bị bọn Nhóm lợi ích giật dây, thao túng, thì sẽ chỉ như là “thành xuân quạnh quẽ um tùm cỏ gai” mà thôi.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.