Chống tham nhũng, nhưng phải có mức tiền lương cao “Bảo liêm”, và nên cho “Lập công chuộc tội”

W.Minh Tuấn

Chống tham nhũng phải đi đôi với mức tiền lương cao “Bảo liêm”.

Thủ tướng nước Singapore bé nhỏ có mức tiền lương khoảng 100.000 USD/1 tháng, vậy vì sao ở nước Việt nam anh hùng của ta, chúng ta không dám sống sang trọng, không dám trả mức lương xứng đáng cho Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước ở mức khoảng 50.000 USD/ 1 tháng? và các Bộ trưởng, Bí thư tỉnh, Chủ tịch Tỉnh có mức tiền lương khoảng 30.000 USD/1 tháng? để bảo liêm, chống tham nhũng, trọng dụng người tài, đối đãi xứng đáng với công lao và trách nhiệm của những vị công chức đảng và Nhà nước?

Vấn đề chỉ là ở chỗ có dám nghĩ, dám làm hay không mà thôi.

Đảng và Nhà nước Việt Nam ta đang rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng. Các vụ bắt bớ quan chức tham nhũng, xét xử, bỏ tù kẻ tham nhũng đang được dư luận trong nước và ngoài nước rất chú ý, và phần lớn là ủng hộ và hoan nghênh.

“Không có vùng cấm” là một khẩu hiệu được nhân dân hoan nghênh và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.

Cũng giống như ở Mỹ, nhiều người muốn đưa ông cựu Tổng thống Mỹ Trump ra xét xư tại tòa án, với khẩu hiệu “Không có ai đứng trên pháp luật-No one above the law”.

Thế nhưng với mức tiền lương hiện nay ở Viet Nam, mà bảo là không tham nhũng, không nhận phong bì thì cũng khó.

Ngày xưa, cha ông ta có mức tiền lương “Bảo liêm”, tức là mức tiền lương cao đủ sống sung sướng cho các công chức, quan đại thần, quan Huyện, quan Tỉnh, quan Xã, nên tình trạng tham nhũng thời xưa hầu như chúng ta không nghe thấy.

Thời nhà Nguyễn, quan đại thần được có bổng lộc đủ nuôi cả gia đình hàng trăm người, có nhân viên phục vụ và bảo vệ do triều đình cử đến khoảng 50 người, triều đình trả tiền lương cho 50 người này, có biệt thự ở nhiều nơi, có ruộng vườn to, nên hầu như thời nhà Nguyễn ta không nghe nói đến tệ tham nhũng của quan chức cao cấp của triều đình.

Ở nước Singapore hàng xóm của Việt Nam ta, ông Thủ tướng Lý Quang Diệu khi mới lên nhậm chức khoảng những năm 1960, đã có quan điểm rất hay về tiền lương của quan chức Chính phủ Singapore.

Ông nói đại ý rằng:

Hãy coi Chính phủ như 1 doanh nghiệp. Giám đốc 1 công ty lớn của Singapore có mức tiền lương khoảng 10 triệu đô-la Singapore 1 năm. Nước Singapore có khoảng 600 doanh nghiệp lớn.

Vậy Thủ tướng nước Singapore, ông chủ của khoảng 600 doanh nghiệp đó, phải có mức tiền lương cao tương đương với ông chủ của các doanh nghiệp đó, thậm chí phải cao hơn, để vừa bảo đảm một Nhà nước Sinapore trong sạch, không tham nhũng, vừa thu hút được người tài vào bộ máy Nhà nước.

Với quan điểm mạnh dạn đó, ông Lý Quang Diệu lập dự án tiền lương của quan chức Chính phủ Singapore, và đề nghị Quốc hội Singapore bỏ phiếu thông qua.

Kết quả, Quốc hội Singapore đã bỏ phiếu thông qua mức tiền lương của các quan chức Nhà nước Singapore, Thủ tướng có mức tiền lương khoảng 2 triệu đô-la Singapore 1 năm (khoảng 1,5 triệu USD Mỹ), khoảng 150.000 USD / 1 tháng, cao nhất thế giới.

Gần đây, Chính phủ Singapore của ông con trai ông Lý Quang Diệu, là Lý Hiển Long, đã tự giảm mức tiền lương của Thủ tướng xuống còn khoảng 1,2 triệu dô-la Singapore 1 năm, và các Bộ trưởng cũng giảm theo, còn khoảng 800.000 đôla Singapore 1 năm (khoảng 600.000 USD Mỹ), vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới.

Tiền lương của Tổng thống Mỹ là khoảng 50.000 USD/ tháng, 600.000 USD/ năm, chỉ bằng lương của Bộ trưởng ở Singapore.

Tiền lương của Thủ tướng Nhật là khoảng 24.000 USD/ 1 tháng, một năm khoảng 300.000 USD. Tiền lương của các Bộ trưởng Nhật, và các Nghị sỹ Quốc hội Nhật gần bằng nhau, là khoảng 16.000 USD/tháng, khoảng 200.000 USD/năm.

Thế nhưng tình trạng tham nhũng ở Nhật, ở Mỹ và cả ở Singapore vẫn đôi khi xảy ra.

Vậy với mức tiền lương ở Việt Nam ta hiện nay, Chủ tịch nước, Tổng bí thư khoảng 30 triệu đồng, khoảng 1.500 USD, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Tỉnh, Bí thư Tỉnh, thành phố, chỉ khoảng 20 triệu đồng/ 1 tháng, thì chống tham nhũng quả là khó lắm, và bắt bớ những quan chức nhận phong bì vài tỷ đồng quả cũng là tội nghiệp lắm cho các quan chức đó.

Nhận phong bì hàng trăm tỷ đồng thì bắt bớ, xét xử là đáng tội rồi.

Nhưng chỉ nhận vài tỷ đồng mà cũng bị bắt bớ, bỏ tù thì quả là cũng thật tội nghiệp.

Thủ tướng nước Singapore bé nhỏ có mức tiền lương khoảng 100.000 USD/1 tháng, vậy vì sao ở nước Việt nam anh hùng của ta, chúng ta không dám sống sang trọng, không dám trả mức lương xứng đáng cho Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước ở mức khoảng 50.000 USD/ 1 tháng? và các Bộ trưởng, Bí thư tỉnh, Chủ tịch Tỉnh có mức tiền lương khoảng 30.000 USD/1 tháng? để bảo liêm, chống tham nhũng, trọng dụng người tài, đối đãi xứng đáng với công lao và trách nhiệm của những vị công chức đảng và Nhà nước?

Vấn đề chỉ là ở chỗ có dám nghĩ, dám làm hay không mà thôi.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên học ông cha ta, cho “Lập công chuộc tội”.

Trong lịch sử Việt Nam ta, đã có nhiều trường hợp người phạm sai lầm không bị xử lý, mà được cho “lập công chuộc tội”, và kết quả đã cứu được đất nước ra khỏi cơn nguy khốn.

Đó là trường hợp tướng Trần Khánh Dư, thời nhà Trần.

Tướng Trần Khánh Dư sinh ngày 13 tháng 3 năm 1240, mất ngày 23 tháng 4 năm 1340, thọ vừa đúng 100 tuổi. Ông là người thuộc dòng dõi nhà Trần, được vua Trần nhận làm con nuôi, và phong tước hầu, rất được vua tin yêu.

Trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ nhất, năm 1257-1258, ông khi đó 18 tuổi, đã dũng cảm cầm quân đánh úp quân Nguyên, tạo khí thế phần khởi cho quân nhà Trần tổng phản công quân Nguyên, và chiến thắng quân Nguyên tại  trận Đông Bộ Đầu, phía quận Ba Đình-Hà Nội  ngày nay.

Trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ 3, năm 1287-1288, ông được vua Trần phong làm đại tướng trấn dữ cửa ải Vân Đồn, Quảng Ninh.

Quân Nguyên đã xâm lược nước ta 2 lần trước đó, là lần 1, năm 1257-1258, và lần 2 năm 1284-1285, nhưng đều bị thất bại cho chiến lược Vườn không nhà trống của quân nhà Trần, quân Nguyên không có lương thực, nên bị thua.

Lần này, lần thứ 3, quân Nguyên rút kinh nghiệm thua 2 lần trước, nên chuẩn bị thuyền lương rất chu đáo, cho đoàn thuyền lương hùng hậu đi vào  nước ta qua cửa ải Vân Đồn, Quảng Ninh.

Một đoàn quân hùng mạnh đi theo bảo vệ đoàn thuyền lương.

Lúc đầu, khi thuyền lương quân Nguyên đến Đồn Sơn, tướng Trần Khánh Dư cho 30 chiến thuyền ra chặn đánh, nhưng bị thua, vì quân Nguyên đi theo bảo vệ đoàn thuyền lương rất hùng mạnh, đông hơn quân ta.

Thượng hoàng Trần Thánh Tông biết tin Trần Khánh Dư thua trận, liền cử viên quan trung sứ đến Quảng Ninh, để bắt giữ đưa về kinh đô trị tội.

Trần Khánh Dư điềm tĩnh nói với viên trung sứ như sau:

“Lấy quân pháp ra xử, tôi cam chịu tội. Nhưng xin khất vài hôm nữa, tôi lập công chuộc tội, sau đó về kinh chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.

Ông trung sứ là người hiểu biết, nhân từ, rất hiểu cái tài dũng lược của tướng Trần Khánh Dư, và hiểu cái đạo “lập công chuộc tội”, nhất là hiểu tình hình đất nước đang trong cơn nguy khốn, mà lại “chém tướng tài” thì chỉ làm cho lòng quân-dân bất an, hậu quả khôn lường, nên ông trung sứ đồng ý cho Trần Khánh Dư “lập công chuộc tội”, không bắt đưa về kinh.

Nếu ông trung sứ là người máy móc, ngu trung, chỉ biết thi hành lệnh trên một cách mù quáng, cứ cho bắt giữ Trần Khánh Dư đưa về kinh trị tội, thì ngày nay rất có thể nước Việt Nam ta chỉ là một phiên bang của phương Bắc mà thôi.

Tướng Trần Khánh Dư cho do thám tình hình quân Nguyên, và phát hiện đại quân Nguyên sau khi thắng quân ta, đã chủ quan cho thuyền đi trước, cho là quân Đại Việt đã thua trận, không cần phòng bị. Đoàn thuyền lương quân Nguyên nặng nề đi chậm để lại phía sau, đi từ từ về Thăng Long.

Tướng Trần Khánh Dư đã lợi dụng sơ hở nghiêm trọng của quân Nguyên, là “thắng trận sinh kiêu, chủ quan khinh địch”, nên Trần Khánh Dư đã cho thu thập quân đội còn lại của mình, được vài trăm chiến thuyền, đã bí mật tập kích, tấn công quân Nguyên tại Vân Đồn.

Quân Nguyên đại bại, một phần vì gặp bão, một phần vì thuyền nặng, đi chậm, không thể di chuyển nhanh cơ động như hàng trăm thuyền nhỏ của quân Đại Việt, nên thua to.

Sau này, Nguyên sử -Sử nhà Nguyên-ghi lại như sau:

“Thuyền lương Trương Văn Hổ từ tháng 12 -âm lịch- năm ngoái đến Đồn Sơn, gặp thuyền Giao Chỉ 30 chiếc, Văn Hổ đánh chúng, hai bên giết được tương đương. Đến Lục Thủy Dương, thuyền giặc thêm nhiều, nhắm không thể chống lại, thuyền lại nặng không thể đi, nên gạo đều chìm xuống biển, đến Quỳnh Châu”.

Đại quân Nguyên đã vào đến Thăng Long, bị chặn đánh ngay từ cổng thành, vì quân Đại Việt theo chỉ đạo của tướng Trần Hưng Đạo, lần này không bỏ trống kinh thành Thăng Long như 2 lần trước, mà chủ động chặn đánh quân Nguyên tại Thăng Long.

Tướng Trần Khánh Dư rất thông minh, cho thả khoảng vài trăm tù binh quân Nguyên mà bắt được ở Vân Đồn, cho tự chạy về Thăng Long báo tin thất trận, khiến cho đại quân Nguyên ở Thăng Long hoảng loạn, vì nghe tin thất trận, và nghe tin không còn lương thảo. Nên quân Nguyên chỉ còn một cách là tháo chạy ra khỏi Thăng Long, theo đường bộ chạy về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ 3.

Nhờ cách làm thông minh của tướng Trần Khánh Dư cho thả tù binh Nguyên về cho tự báo tin thất trận, mà quân Nguyên đại bại, và quân Trần không cần phải đánh nhau vất vả nữa.

Vua Trần sau chiến thắng quân Nguyên, đã không “bới bèo ra bọ”, không hề nhắc đến sai lầm thua trận tạm thời trước đó của tướng Trần Khánh Dư, mà còn phong tặng thêm nhiều bổng lộc cho tướng Trần Khánh Dư.

Vua Trần không những nhân đạo với tướng Trần Khánh Dư, cho “Lập công chuộc tội”, mà còn nhân đạo với tất cả những người dân Việt Nam đã từng sai lầm đầu hàng giặc Nguyên khi quân Nguyên còn hùng mạnh.

Sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ 3, khi xét công-xử phạt, có nhiều tấu biểu dâng lên vua Trần, tố cáo những người đầu hàng giặc Nguyên.

Vua Trần sai đốt hết tất cả các tấu biểu đó, không xử phạt ai cả, trừ 3 làng Bà Điểm ở gần Hà Nội ngày nay, đầu hàng giặc cả 3 làng, thì bị xử phạt đôi chút, bắt đi lao động công ích, đắp đê, làm đường.

Sử Việt nam ghi lại có tới vài thùng to đựng các tấu biểu tố cáo đó.

Vua Trần nói đại ý rằng sai lầm ai cũng có, nay đất nước đã hòa bình, đừng moi chuyện cũ, để lòng dân được đoàn kết, hết mọi hận thù.

Câu chuyện nhân đạo thời nhà Trần ở Việt Nam ta, cho “lập công chuộc tội”, không xử lý sai lầm của người ta một cách cứng nhắc, đã cho thấy LÒNG NHÂN TỪ là cách xử lý khôn ngoan nhất, có hiệu quả nhất, chứ không phải cứ “bắt giam, xử chém” là có được kết quả tốt đâu.

Những chuyện cố ý làm sai, cố ý lừa đảo, lấy tiền, tham nhũng, thì phải xử nghiêm, như việc bắt giữ cựu tướng công an Đỗ Hữu Ca ở Hải Phòng, phạm tội cố ý lừa đảo, nhận tiền chạy án, đó là đúng rồi, nhân dân ủng hộ.

Hay xử lý ông Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, quan liêu, không quản lý chặt chẽ nhân viên Bộ Ngoại Giao, để cho tệ tham nhũng, ăn cắp tiền cấp vi-sa trong các Đại Sứ Quán Việt Nam kéo dài nhiều chục năm, thì xử lý cũng là đích đáng.

Nhưng xử lý những quan chức cao cấp khác, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, là cán bộ cao cấp chỉ vì mong muốn có vac-xin đưa về cứu chữa cho dân, không hiểu hết tính phức tạp của những kẻ đầu cơ vac-xin kiếm lời, thì có nên không?

Nếu tướng Trần Khánh Dư sống lại vào thời nay, với các tội thua trận, thông dâm, buôn bán ăn tiền của ông, thì chắc là ông bị án tù mục xương trong trại giam rồi, có còn đâu chiến thắng Vân Đồn lẫy lừng trong sử sách Đại Việt Nam ta nữa.

Xử lý sai phạm mà “chẻ sợi tóc làm tư” thì chỉ có kết quả ngược lại thôi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi đầu dựng nước, đã cho xóa bỏ Bộ Tư Pháp, vì cho rằng cái “công minh, tam quyền phân lập” của nền tư pháp phương Tây là trái đi với văn hóa trọng tình người của Việt Nam ta.

Bộ Tư Pháp Viet Nam chỉ được tái thành lập sau năm 1975.

Giáo sỹ Alexandre de Rhode vào những năm 1600, cách đây hơn 400 trăm năm, khi đến Việt Nam, xứ Đàng Trong, và Đàng Ngoài, đã rất khen cái nền tư pháp gia đình của Việt Nam ta, ông trưởng họ đứng ra giải quyết, xử lý mọi tranh chấp trong dòng họ, mà không cần phải đưa ra Tòa án.

Giáo sỹ Alexandre de Rhode đã nhận xét là nếu ở Pháp mà cũng có được cách xử lý tranh chấp một cách gia đình như vậy, thì nước Pháp đã giảm được 2/3 các vụ kiện tụng phức tạp ở Tòa án, mà công lý vẫn được giữ vững, mà tình người lại không bị sứt mẻ.

Nước Việt Nam ta có một đạo luật rất tiến bộ, là bộ Luật Hồng Đức, làm từ thời nhà Lê, do vua Lê Thánh Tông chỉ đạo cho soạn thảo, gộp cả luật hình sự, và dân sự vào làm một, tuyệt vời hay, tuyệt vời tiến bộ, tuyệt vời công bằng, đến mức trường Đại học Harvard của Mỹ đã cho dịch sang tiếng Anh để cho các sinh viên trường Harvard học và nghiên cứu.

Nếu như nước Việt Nam ta cho dũng cảm nghiên cứu, vận dụng một phần nội dung bộ Luật Hồng Đức này vào hệ thống Luật Hình Sự, Luật Dân Sự ngày nay của Việt Nam ta, thì thật là hay lắm.

Chẳng hạn bộ Luật Hồng Đức có quy định con cái, cháu chắt mà ngược đãi bố mẹ, ông bà, thì bị đày đi đảo xa lao động khổ sai vài năm.

Phải chăng giờ đây nước Việt Nam ta cũng nên khôi phục điều luật này của Luật Hồng Đức, để giữ gìn đạo đức xã hội?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cho vua Bảo Đại làm Cố vấn Vĩnh Thụy, chứ không tàn bạo xử bắn như người Nga đã cho xử bắn cả gia đình Nga Hoàng Romanov năm 1917.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho trọng dụng nhiều quan chức của triều đình cũ như luật sư Phan Anh, cụ Huỳnh Thúc Kháng, giáo sư Nguyễn Văn Huyên.,,,

Truyền thống nhân đạo đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại, thương người như thể thương than, kẻ nào phạm tội nặng, cố ý, thì nghiêm trị, còn kẻ phạm tội nhẹ, không cố ý, thì cho “Lập công chuộc tội”, là văn hóa từ ngàn xưa của người Việt Nam ta.

Chúng ta nên cố gắng giữ văn hóa nhân đạo, cho “lập công chuộc tội” đó.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.