Chuyện về ông tỷ phú Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos trước năm 1975 ở Sài Gòn

W.Minh Tuan

Trong bộ phim Mỹ Full Metal Jaket, làm năm 1987 nói về chiến tranh Việt Nam thời kỳ 1967, có một cảnh quay có 2 lính Mỹ ngồi trên vỉa hè phố Sài Gòn, nói chuyện với một cô gái điếm. Khung cảnh phía sau của 3 nhân vật này là đường phố Sài Gòn tấp nập, với một pano quảng cáo của kem đáng răng Hynos, hình một người da ngăm đen- anh Chà Và-Java, để lộ hàm răng trắng bóng nhờ đánh răng bằng kem đánh răng Hynos.

Sự thực, kem đánh răng Hynos trước năm 1975 ở miền Nam rất nổi tiếng, và không chỉ chỉ ở miền Nam Việt Nam. Kem đánh răng Hynos còn xuất khẩu sang Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kong, Singapore, Đài Loan,,,đánh bạt kem đánh răng của các nước đó.

Nếu Hynos không bị cải tạo vào sau năm 1975, rất có thể kem đánh răng Hynos bây giờ đã nổi danh trên thị trường toàn thế giới, làm rạng danh giới doanh nhân Việt Nam, sánh vai được với các cường quốc Năm Châu, như cụ Hồ Chí Minh mong muốn.

Trước năm 1960, chủ hãng kem đánh răng Hynos ở Sài Gòn là một người Mỹ gốc Israel, lấy vợ Việt Nam. Chàng thanh niên Vương Đạo Nghĩa khi đó mới hơn 20 tuổi, làm thuê trong hãng kem đánh răng này. Thế rồi người vợ xấu số của ông chủ này qua đời, làm ông đau buồn bỏ nghề kinh doanh, trở về Mỹ, tặng lại xưởng kem đánh răng cho anh Vương Đạo Nghĩa làm chủ.

Từ đó, hàng ngày, chủ và thợ xoay trần làm việc, ăn, ngủ ngay tại xưởng, cực kỳ vất vả. Làm ra được các cây kem đánh răng, ông chủ Nghĩa tự lái xe chở sản phẩm đi chào bán ở các chợ, giao hàng trước, nhận tiền sau.

Với đức tính cần cù, chịu khó, và dản dị, thương yêu anh em công nhân, quản lý cẩn thận, không rượu chè bê tha, dần dần, Hynos có chỗ dứng khá vững vàng trên thị trường. Nhưng khi đó, Hynos vẫn còn thua xa các sản phẩm kem đánh răng Perlon, Leyna của Việt Nam, và Colgate của Mỹ, C’est-il của Pháp.

Ông Nghĩa cho thiết kế 3 loại kem đáng răng, loại nhỏ như ngón tay cho khách du lịch, loại vừa cho người độc thân, và loại to cho gia đình. Ông Nghĩa cũng cho thiết kế hình in ngoài bao bì, là hình anh Chà Và da ngăm đen, cười rạng rỡ phô hàm răng trắng bóng.

Ông cũng mạnh dạn đầu tư vốn nhập một dây chuyền máy hiện đại của Nhật, sản xuất bao bì vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm, và nhập hương liệu từ Hongkong. Chất lượng kem đánh răng Hynos tăng vọt từ đó.

Và ông Nghĩa tập trung làm quảng cáo. Các biển quảng cáo Hynos tràn ngập mọi nơi có đông người qua lại. Vào dịp tết, ông cho thuê các em nữ sinh viên đứng bán hàng kem đánh răng ở chợ Bến Thành, chợ Bình Thạnh,,,,.

Ông cũng thuê tài tử điện ảnh đóng phim quảng cáo kem đánh răng Hynos. Ví dụ một phim theo kiểu võ thuật Hongkong, có một đoàn người ngựa chở các thùng hàng đi qua một vùng rừng núi, bị bọn cướp tấn công, đánh cướp các thùng hàng. Bọn cướp bị đánh tan, và các thùng hàng được mở ra.

Người xem đoạn phim quảng cáo này háo hức chờ xem bên trong các thùng hàng bị đánh cướp là loại hàng hóa quí hiếm gì.

Các thùng hàng được mở ra, và bên trong, toàn là kem đánh răng Hynos. Người xem phá ra cười vỡ bụng, và người ta có thiện cảm với kem đánh răng Hynos, và mua kem đánh răng Hynos ào ào.

Đến đầu những năm 1970, ở miền Nam, kem đánh răng Hynos chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường miền Nam Việt Nam, đánh bạt các đối thủ như kem đánh răng Perlon, Leyna, và Colgate của Mỹ, C’est-il của Pháp. Các loại kem đánh răng nước ngoài phải nhường thị phần cho kem đánh răng Hynos Made in Vietnam.

Ông Vương Đạo Nghĩa cũng cho xuất khẩu kem đánh răng Hynos sang Lào, Campuchia, Thái lan, Singapore, Hongkong, Đài loan,,,.

Chất lượng kem đánh răng Hynos không hề thua kém các loại kem đánh răng Nhật, Pháp, Mỹ, giá cả thì rẻ hơn nhiều. Còn so với các sản phẩm của Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc, Singapore, thì kem đánh răng Hynos vượt hơn hẳn.

Thế rồi miền Nam Việt Nam “được” giải phóng, công ty Hynos của ông Vương Đạo Nghĩa bị cải tạo, bị đưa vào quốc doanh.

Kem đánh răng Hynos biến mất, thay vào là kem đánh răng P/S. Hồi đầu, P/S cũng khá nổi tiếng, thế rồi P/S bị Unilever thôn tính.

Nếu để cho ông Vương Đạo Nghĩa lãnh đạo P/S-Hynos, thì không phải là Unilever thôn tính Hynos-P/S, mà là Hynos P/S thôn tính Unilever.

Ông Vương Đạo Nghĩa sau năm 1975 cũng bị đi cải tạo, sau đó ông xuất cảnh ra nước ngoài.

Hynos vang bóng một thời, niềm tự hào của giới doanh nhân Việt, nay chỉ còn là hoài niệm, nhường chỗ cho các Nhóm lợi ích xây sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.