Chuyện về tỷ phú hóa dược tốt bụng La Thành Nghệ ở Sài Gòn trước 1975

W.Minh Tuan

Laboratoire La Thành là một trong những viện bào chế dược lâu đời nhất ở Sài Gòn trước năm 1975.

Chủ của Phòng thí nghiệm Laboratoire La Thành là ông La Thành Nghệ, đã từng du học ở Pháp về dược khoa. Sau khi tốt nghiệp, ông Nghệ về Sài Gòn sau năm 1945, và mở hiệu thuốc pharmacie tại đường Tự Do.

Sau một thời gian, ông phát triển hiệu thuốc La Thành, trở

thành Viện bào chế mang tên Laboratoire La Thành, nằm ở đường Tự Do. Đường Tự Do sau năm 1975 được đổi tên thành đường Đồng Khởi. Viện bào chế Laboratoire La Thành nằm giữa nhà hàng Hương Lan-La Pagoda cũ, và rạp cine Đồng Khởi-Eden cũ.

Viện bào chế Laboratoire La Thành sản xuất các loại dược phẩm như thuốc kháng sinh, thuốc bổ vitamin các loại, thuốc cam, thuốc cảm sốt, thuốc trị bệnh da liễu,,,.

Các sản phẩm của Laboratoire La Thành nhằm vào phục vụ tầng lớp bình dân, ít tiền, giá rẻ, hiệu quả chữa bệnh cao.

Nhưng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Laboratoire La Thành là Thuốc Đỏ-loại thuốc sát trùng nhẹ mà hầu như gia đình nào cũng có, khi bị đứt tay, sứt chân, bị thương nhẹ, cần sơ cứu gấp ban đầu.

Laboratoire La Thành xin được giấy phép nhập khẩu loại hóa chất Mercure Crome, nhập khẩu từ Pháp, nhập về, pha với nước cất là trở thành loại thuốc đỏ công hiệu. Công việc khá đơn giản, quan trong nhất là làm ra loại nước cất sạch, tiệt trùng, và khi pha chế, phải bảo đảm độ tiệt trùng tuyệt đối. Giữ tiệt trùng tuyệt đối là bí quyết thành công của Laboratoire La Thành.

Vỏ chai được ông La Thành Nghệ đặt mua từ các cơ sở sản xuất đồ thủy tinh. Nhãn hiệu cũng được đặt mua, đặt in theo thiết kế của ông La Thành Nghệ.

Sức tiêu thụ thuốc đỏ rất mạnh, hầu như gia đình nào cũng mua một vài chai nhỏ để trong Tủ thuốc gia đình. Tình hình chiến sự leo thang, người bị thương nhiều, quân đội Sài Gòn cũ và quân đội Mỹ đều cần thuốc đỏ. Cả quân đội cộng sản cũng cần thuốc đỏ, nhiều người giúp quân giải phóng mua thuốc đỏ La Thành Nghệ bí mật gửi cho quân giải phóng.

Ngoài hai loại thuốc đỏ và kháng sinh, viện bào chế Laboratoire La Thành còn sáng chế một thứ pommade để thoa, trị bịnh phong tình, bệnh hoa liễu.

Bịnh này thường có mụt mụn đỏ chung quanh háng và bộ phận sinh dục. Muốn điều trị chỉ cần xức pommade vào chỗ đó sau khi rửa vết thương cho sạch bằng thuốc đỏ. Chỉ vài ba lần xức pommade, người bịnh cảm thấy dễ chịu, không ngứa rát và bình phục dần dần. Thuốc này không gây đau đớn và biến chứng. Các thanh niên bị bịnh phong tình thường có mặc cảm không muốn đến bịnh viện hay đi bác sĩ tư để chữa trị.

Họ mua thuốc pommade của dược sĩ La Thành Nghệ tự chữa lấy. Nhờ biết được yếu tố tâm lý ấy và sự công hiệu của thuốc, La Thành Nghệ bán sản phẩm này rất chạy.

Khi trở nên giàu có, ông La Thành Nghệ sống thầm lặng, ít khoe khoang hay ăn chơi trác táng như một số nhà giàu khác.

Năm 1967, ông La Thành Nghệ ra ứng cử Nghị sĩ Quốc Hội, chung liên danh “Bạch Tượng” của Dược sĩ Trần Văn Lắm và đã đắc cử. Ông Trần Văn Lắm có lúc làm Phó chủ tịch Thượng Viện, và sau đó là Tổng trưởng Ngoại Giao –Bộ trưởng Ngoại giao-dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Tuy nhiên, danh nghĩa nghị sĩ Quốc Hội chỉ để trang trí cho ông La Thành Nghệ hơn là nghề hái ra tiền như viện bào chế La Thành của ông. Do đó, trong thời gian tham gia chính trị, dư luận hay báo chí không nghe ông tuyên bố hay có hành động chính trị nào tỏ ra tham quyền cố vị…

Ông cũng tránh xa các áp-phe làm ăn của các ông tai to mặt bự khác.

Dược sĩ La Thành Nghệ thường tham gia các hoạt động từ thiện, giúp dỡ người nghèo. Ông tham gia Hội chữ thập đỏ Sài Gòn, và là thành viên Hội chữ thập đỏ Quốc tế.

Sau năm 1975, dược sĩ-nghị sĩ Quốc hội Việt Nam Cộng hòa La Thành Nghệ đi di tản, Viện bào chế Laboratoire La Thành cũng “gửi gió theo mây ngàn bay”, chỉ còn lại dĩ vãng một thời đã qua, và để lại độc quyền kinh doanh thuốc cho Bộ Y Tế ngày nay.

Biết đến khi nào những nhà tư sản dân tộc như La Thành Nghệ mới quay trở lại phục vụ nhân dân?////


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.