Khi chưa giành được chính quyền, đảng cộng sản Việt Nam luôn đòi tự do dân chủ cho dân ta

W.Minh Tuan

Tháng 6 năm 1929, Đông dương cộng sản đảng ra bản Tuyên ngôn của Đông dương cộng sản đảng, trong đó nêu rõ Đông dương cộng sản đảng sẽ đấu tranh để đòi các quyền sau cho dân Việt Nam ta:

1-Quyền tự do tổ chức, tự do ngôn luận, tự do đi lại.

2-Quyền hợp pháp cho chính đảng.

3-Tự do làm báo làm sách.

Năm 1930, sau khi thành lập đảng cộng sản Việt Nam, đảng ra Chánh cương vắn tắt của đảng, nêu rõ:

1-Dân chúng được tổ do tổ chức.

2-Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.

Sau đó, đảng ra Chương trình tóm tắt của đảng, nêu rõ khẩu hiệu “Việt Nam tự do” để thu phục sự ủng hộ của nhân dân.

Cũng năm 1930, đảng ra thông báo Án nghị quyết Nông dân vận động (cách nói lúc đó, cách nói bây giờ là Vận động nông dân), nêu rõ :

-“Về chính trị, : Tự do tổ chức, hiệp hội, ngôn luận”.

Ngày 15 tháng 6 năm 1932, đảng ra bản Chương trình hành động của đảng cộng sản Đông dương, lại nếu rõ:

“Những yêu cầu chung. 1.Cho lao động được tự do tổ chức, tự do ấn hành, tự do ngôn luận, tự do đi lại trong xứ và tự do xuất dương”.

Tháng 6 năm 1936, đảng phát hành công khai Bức thư công khai của trung ương đảng gửi cho các đồng chí toàn đảng, lại nêu rõ:

“1-Phải đem những sự cải cách ở Pháp sang thực hiện ở Đông dương.

     2-Tự do ngôn luận, kết xã, lập hội; đi lại trong và ngoài xứ hoàn toàn tự do.”

    3-Phải thả ngay hết thảy chính trị phạm và bỏ lệ quản thúc”.

Ngày 22 tháng 7 năm 1938, đảng tự động ra tờ báo “Dân Chúng”, không xin phép chính quyền thực dân Pháp. Trụ sở báo Dân Chúng đặt tại số 51E phố Colonel Grimaud-Sài Gòn.

Khi đó, đảng cộng sản Đông dương đưa ra nhận xét hào hùng “Sự ra đời của báo Dân Chúng không xin phép là cái mốc mở đầu thời kỳ tự do báo chí tiếng Việt ở nước ta”.

Chỉ một tháng sau, vào ngày 30 tháng 8 năm 1938, Chính quyền thực dân Pháp buộc phải ban hành nghị định cho tự do báo chí ở Nam Bộ.

Đến năm 1941, đảng ra Chương trình Việt Minh, lại nêu rõ:

“-Ban hành các quyền tự do dân chủ như: -tự do xuất bản, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong xứ và xuất dương”.

-Toàn xá chính trị phạm.

-Bỏ thuế thân và các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra, lập một thứ thuế rất nhẹ và công bằng.”

Có thể nói, trước khi giành được chính quyền, đảng cộng sản Việt Nam có một đường lối nhất quán rất đúng đắn, đó là đòi quyền tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận cho dân ta, xóa bỏ sưu cao thuế nặng, “lập một thứ thuế nhẹ và công bằng”.

Thế mà giờ đây thì như thế nào nhỉ?

Còn những người chân chính, có lương tâm, có trình độ, muốn ra báo để ủng hộ công cuộc Đổi Mới của Đảng, và giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, thì không được tự do ra báo.

Chương trình Việt Minh năm 1941 nêu rõ “Bỏ thuế thân và các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra, lập một thứ thuế rất nhẹ và công bằng.”

Thế mà bây giờ, thuế ở Việt Nam bây giờ thuộc hàng rất cao trong khu vực.

Yêu sách 8 điểm của anh Nguyễn Ái Quốc năm 1919 yêu cầu “Toàn xá chính trị phạm”.

Chương trình Việt Minh năm 1941 cũng yêu cầu “Toàn xá chính trị phạm”.

Năm 1930 Chánh cương vắn tắt của đảng năm 1930,  Án nghị quyết Nông dân vận động cũng năm 1930, Chương trình hành động của đảng cộng sản Đông dương, năm 1932 đều nếu rõ:

-“Về chính trị, : Tự do tổ chức, hiệp hội, ngôn luận”.

Có thể nói những chính sách đòi tự do, dân chủ, đòi giảm thuế, đòi tự do ngôn luận, tự do xuất bản,,,của Đảng đã nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, nên đã đưa cách mạng giành độc lập đến thành công.

Nhưng những quyền tự do như nêu trên thì có lẽ chưa thành công.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.