Kỷ luật 2 Chủ tịch nước trong 2 năm, phải chăng đã đến lúc phải dứt khoát sáp nhập 2 chức vụ Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước vào làm một?

W.Minh Tuan

Trong 2 năm 2022- 2023, 2023-2024, Việt Nam thay 2 Chủ tịch nước, và bắt giữ, xử lý kỷ luật nhiều bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy, nhiều chủ tịch tỉnh, nhiều bộ trưởng, nhiều Ủy viên Bộ chính trị.

Tất nhiên đó là điều không bình thường trong một đất nước đang thời bình, không có chiến tranh, không có nội chiến, chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm.

Nhưng có lẽ quả thật Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, đang trong quá trình mày mò tìm ra hướng đi đúng, cho nên thay cán bộ nhiều là điều đương nhiên, thay đổi để tốt lên.

Ở Nhật Bản, có thời kỳ mỗi năm thay 1 Thủ tướng, còn các Bộ trưởng thì bị thay đổi liên tục.

Và hiên nay, năm 2023, 2024, chính trường Nhật Bản cũng đang có nhiều xáo trộn không khác gì Việt Nam ta hiện nay, vì ở Nhật đang xảy ra các vụ án tham nhũng các quĩ chính trị của các quan chức Chính phủ Nhật, và của các quan chức cảu đảng cầm quyền Nhật LDP.

Những ung nhọt trong biển thủ quĩ chính trị ở Nhật từ hơn 20 năm nay, bây giờ mới đủ thời gian chín muồi để bộc lộ ra, sau khi ông Thủ tướng Abe bị ám sát chết năm 2022. Nếu ông Abe vẫn còn làm Thủ tướng, thì có lẽ các vụ án biển thủ quĩ chính trị ở Nhật cũng chưa thể bị phanh phui ra như hiện nay.

Bởi vậy, ở Việt Nam ta, nếu có những xáo trộn về đổi mới cán bộ, kỷ luật cán bộ nhiều như hiện nay cũng là điều đương nhiên, và nên nhìn nhận đó là dấu hiệu tốt để làm trong sách bộ máy Đảng, Nhà nước.

Có lẽ Việt Nam sau hơn 40 năm Đổi Mới, bây giờ mới thật sự thấy những thử thách của Đổi Mới, bây giờ mới đến đúng thời điểm để mọi ung nhọt trong tiến trình tự đổi mới, trong tiến trình tự hoàn thiện mình mới dần bộc lộ ra.

Có lẽ bây giờ mới đến đúng thời điểm để thể hiện ra hết những căn bệnh trầm kha của tiến trình phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phải chăng quá trình đạo tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ của Việt Nam đang có những sai lầm nghiêm trọng, và bây giờ mới có đủ thời gian chín muồi, đủ thời gian mang thai “9 tháng 10 ngày” để bộc lộ ra?

Bởi vậy xử lý, kỷ luật cán bộ làm sai, không có vùng cấm là một việc làm đúng, cần thiết.

Nhưng có lẽ cần thiết hơn nữa, quan trong hơn nữa, cơ bản hơn nữa, là phải đổi mới cách đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ, để không bị bổ nhiệm nhầm cán bộ, để không bị tình trạng vừa bổ nhiệm xong, lại bị cách chức, bắt giữ, xét xử ngay.

Nhưng kỷ luật 2 Chủ tịch nước trong 2 năm, phải chăng đã đến lúc phải dứt khoát sáp nhập 2 chức vụ Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước vào làm một?

Bộ máy cán bộ lãnh đạo của Việt Nam ta từ Trung ương đến địa phương hiện nay đang quá nhiều, quá cồng kềnh, có quá nhiều người yếu kém, không đủ trình độ, năng lực mà vẫn được bổ nhiệm. Và có rất nhiều người tài, có tâm huyết với đất nước thì vẫn chưa được trọng dụng.

Bởi vậy đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất đúng, vừa cố gắng tránh, không được bổ nhiệm người xấu, người tham nhũng vào bộ máy Đảng và Nhà nước, vừa không được cầu toàn, đòi hỏi mọi việc đều hoàn hảo, nhưng cũng không được bỏ rơi người tài, đức, không được bổ nhiệm.

Làm được như vậy quả là không dễ.

Làm được như vậy không phải chỉ là phẩm chất của người làm công tác tổ chức, mà còn là công việc của Đổi Mới Hệ Thống, đổi mới thể chế.

Ngày xưa ông cha ta có cách lựa chọn cán bộ chủ yếu bằng 2 cách:

-Thi cử, ai thi đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, sẽ được bổ làm quan. Các vị quan nổi tiếng tài giỏi và thanh liêm trong lịch sử nước Việt Nam ta, được bổ nhiệm qua thi cử như các ông Lê Văn Hưu (1230-1322), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Chu Văn An (1292-1370), Ngô Sĩ Liên (khoảng 1400-1490), Lê Quí Đôn (1726-1784),,,

-Qua tiến cử, giới thiệu, không cần qua thi cử, nếu phát hiện là người giỏi là được bổ nhiệm ngay, như ông Đào Duy Từ (1572-1634), chỉ là một người hầu, chăn trâu trong nhà một ông phú hộ giàu có ở Đàng Trong. Khi ông phú hộ phát hiện ông Đào Duy Từ có tài kinh bang tế thế, ông phú hộ này đã giới thiệu, tiến cử ông Đào Duy Từ với chúa Nguyễn Phúc Nguyên, và chú Nguyễn sau khi gặp, nói chuyện, phỏng vấn ông Đào Duy Từ, đã lập tức bổ nhiệm ông Đào Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính, giống như chức Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống ở Mỹ ngày nay.

Xã hội hiện đại ngày nay, còn có cách lựa chọn cán bộ khác, là qua bầu cử. Các chức vụ như Tổng thống, Thủ tướng, Thống đốc các bang, tỉnh trưởng, thị trưởng ở các nước dân chủ tự do đều thông qua bầu cử.

Việt Nam ta chỉ có 1 đảng lãnh đạo, nên không có bầu cử tự do, nên mọi việc lựa chọn cán bộ, đào tạo cán bổ, bổ nhiệm cán bộ đều do Đảng làm.

1 Đảng làm công tác cán bộ cũng có cái hay, là không có đấu đá giữa các đảng phái chính trị, nên bảo ddamr được sự thống nhất chính trị.

Nhưng cũng có cái dở như hiện nay Việt Nam ta đang trải qua, là khó lựa chọn được cán bộ giỏi, liêm khiết, mà dễ bị xảy ra tình trạng như hiện nay, là vừa bổ nhiệm xong thì phát hiện có vấn đề, lại bị cách chức, bắt giữ, xét xử ngay.

Thế cho nên làm thế nào để thực hiện được ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, là chống tham nhũng nghiêm minh, không có vùng cấm, không bổ nhiệm cán bộ phẩm chất yếu kém, sai phạm vào vị trí lãnh đạo, không bỏ rơi người tài, người đức độ, liêm khiết, quả là điều khó, không dễ chút nào.

Thứ nhất, nên sáp nhập 2 chức vụ Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước, không nên để tách rời như hiện nay.

2 Chủ tịch nước vừa được bổ nhiệm, đã bị cách chức ngay cho thấy không cần chức Chủ tịch nước tách riêng nữa, mà nên sáp nhập vào chức vụ Tổng Bí Thư.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã từng vừa làm Tổng Bí Thư, vừa làm Chủ Tịch nước 1 nhiệm kỳ (2018-2021), cho thấy mọi việc đều xuôn sẻ, tốt đẹp, vậy thì tách riêng ra để làm gì?

Đảng ta đã nhiều lần thảo luận về vấn đề này rồi, nay nên kết luận dứt khoát, cho sáp nhập 2 chức vụ Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước vào làm một.

Thứ hai, ở các địa phương, cũng nên sáp nhập 2 chức vụ Bí thư, và Chủ tịch vào làm một.

Trong nhiều năm nay, Đảng đã cho làm thí điểm việc sáp nhập này, và kết quả rất tốt. Vây bây giờ nên kiên quyết cho sáp nhập 2 chức vụ Bí thư và chủ tịch ở các địa phương.

Thứ ba, nên tinh giảm bộ máy Đảng, Nhà nước hơn nữa. Thời nhà Lý, có chủ trương cứ 15 năm liền không bổ nhiệm, không tăng chức, không tuyển dụng thêm cán bộ, để giữ bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tinh giản.

Có lẽ Nhà nước nên có chính sách 3 ra 1 vào: hàng năm cứ 3 người về hưu thì tuyển dụng mới 1 người. Cứ như vậy, sau vài năm, bộ máy đảng và nhà nước sẽ giảm nhẹ nhiều, từ đó có cơ sở để tăng lương.

Nên có qui định cấp phó chỉ không quá 2 người. Cấp phó của Việt Nam ta có quá nhiều, vừa làm cho cấp trưởng quan liêu, ít nắm việc cụ thể, vừa không thể tăng lương được vì có quá nhiều cán bộ.

Thứ tư, nên cải cách tiền lương, khi bộ máy đảng và nhà nước đã gọn nhẹ, nên tăng lương cho cán bộ, để bảo liêm.

Lương Tam trụ triều đình của Việt Nam ta-Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hoàn toàn có thể đạt mức 20.000 USD/tháng là bình thường. Lương các Bộ trưởng, Bí thư-Chủ tịch địa phương khoảng 16.000 USD/ tháng là OK.

Lương của đại biểu Quốc hội khoảng 10.000 USD/tháng.

Không có mức lương cao Bảo Liêm, thì khó bổ nhiệm được người tài, khó trọng dụng được người tài, khó giữ được người tài, và khó giữ được đạo đức trong sạch của cán bộ.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.