W.Minh Tuan
Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ chọn chức vụ Chủ tịch nước, mà không chọn chức vụ Tổng bí thư?
Đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh đã từng nói về điều này, nói rằng có lần, đồng chí Trường Chinh đã hỏi Bác Hồ rằng sao Bác không làm Tổng bí thư? Bác Hồ đã trả lời ý nhị rằng Bác là đảng viên của cộng sản thế giới, không biết lúc nào cộng sản thế giới cho gọi bác đi làm việc ở nước khác thì sao.
Đó là cách trả lời của ông đồ Nghệ, là có hàm ý sâu xa, không trực tiếp, mà người nghe tự đoán lấy, tự hiểu lấy.
Chúng ta có thể hiểu rằng là Chủ tịch nước là đại diện cho quốc gia, cho nước, còn làm Tổng bí thư chỉ làm đại diện cho đảng mà thôi, mà đảng thì chỉ có tính chất lịch sử, biết khi nào đảng còn tồn tại, hay không tồn tại?
Hơn nữa, với uy tín tuyệt đối của Bác Hồ, thì dù Bác không làm Tổng bí thư, thì cũng như làm Tổng bí thư, chẳng có vị Tổng bí thư nào dám đứng trên Bác, nên Bác không cần làm Tổng bí thư.
Thật ra, đã có lần Bác Hồ kiêm chức Tổng bí thư rồi, khi chưa có ông Lê Duẩn từ miền Nam ra làm Tổng bí thư, Bác Hồ đã kiêm nhiệm chức vụ Tổng bí thư. Tức là Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư.
Với đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì ngược lại, đồng chí Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước trong 3 năm 2018-2021, vì khi đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, chưa thể tìm ra ngay được người thay thế, nên đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức vụ Chủ tịch nước.
Bây giờ đồng chí Tô Lâm hiện nay, tình hình có vẻ giống Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức là Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư, vì đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đột ngột qua đời, do sự vô tác dụng của Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương. Vì mới hồi cuối tháng 6, đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn đủ sức khỏe ngồi tiếp Tổng thống Nga Putin, thế mà chỉ hơn 1 tháng sau, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã qua đời, cho thấy cái Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương này chẳng được cái tích sự gì cả, chỉ có phá.
Chúng ta biết ở bên Mỹ, Hội đồng bác sỹ riêng của Nhà trắng, bảo vệ sức khỏe của Tổng thống Mỹ, đã vì sự ngu dốt của mình, mà giết chết Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington vào năm 1799, vì đã cho chích máu hơn 2 lít máu từ cơ thể của Tổng thống, để “chữa bệnh” ỉa chảy, và cho uống dấm để “tẩy sạch ruột”. Kết quả Tổng thống Mỹ Washinton đã qua đời khi mới ở tuổi 67, đang sung sức, hàng ngày cưỡi ngựa đi kiểm tra trang trại.
Bởi vậy cái Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương của Việt Nam ta vì sự ngu dốt của mình có thể đã giết chết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là điều đáng được kiểm tra, kết luật rõ ràng.
Quay trở lại chuyện sáp nhập 2 chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước vào làm một, thì mấy chuyến đi nước ngoài gần đây của đồng chí Tổng bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm đã cho thấy việc sáp nhập này là rất cần thiết, tiện lợi cả cho đảng, lẫn cho nước.
Đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã có kinh nghiệm cay đắng khi đi thăm các nước Tây Âu năm 1999, đồng chí có chức vụ cao nhất nước, vì là Tổng bí thư của đảng cầm quyền, nhưng ra nước ngoài, chức vụ cao nhất của quốc gia là Chủ tịch nước, giống Tổng thống, hay Thủ tướng.
Thế cho nên các thư ký của đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã phải làm việc rất vất vả với các nước, để bố trí sự tiếp đón đồng chí Tổng bí thư xứng đáng là người đứng đầu quốc gia Việt Nam.
Bây giờ đồng chí Tô Lâm đi nước ngoài, không phải xắp xếp, bố trí vất vả gì cả, đường hoàng tiếp kiến các vị lãnh đạo các nước với cương vị Chủ tịch nước đứng đầu quốc gia Việt Nam.
Nhưng đó không phải chỉ là chuyện xã giao, đối ngoại, tiếp khách, mà là sự thực quyền, sự tiện lợi cho việc lãnh đạo đất nước.
Tất cả các nước cộng sản khác đều đã sáp nhập 2 chức vụ Tổng bí thư-Chủ tịch nước vào làm một rồi. Trung quốc, Lào, Cu ba, Bắc Triều Tiên đều đã sáp nhập rồi, chỉ còn lại Việt nam ta, không dám mạnh dạn cho sáp nhập, vì cón phải cân bằng vùng, miền, rồi tế nhị cho các đồng chí sắp về hưu.
Lâu nay, ở nước Việt nam ta, vì Tổng bí thư có thực quyền, còn Chủ tịch nước chỉ là chức vụ hình thức, xã giao, nên chức vụ Chủ tịch nước thường là để làm bước đệm cho người sắp về hưu, ví dụ Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang sắp về hưu thì vào làm chức vụ Chủ tịch nước này.
Rồi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sắp về hưu, nên chuyển sang làm chức vụ Chủ tịch nước này cho đỡ bị hụt hẫng, không bị về hưu ngay.
Nhưng đó là cách làm sai lầm, cách nhận thức sai lầm.
Coi chức vụ Chủ tịch nước chỉ là bước đệm trước khi về hưu là một nhận thức sai lầm, là sự xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự xúc phạm Hiến pháp, là sự xúc phạm ý nguyện của nhân dân.
Ngoài ra, cái thói quen Tổng bí thư không làm Chủ tịch nước là xuất phát từ một quan niệm rất sai lầm trong đảng, là “đảng không làm thay chính quyền”.
Nghe thì tưởng là hay, rằng đảng ta rất dân chủ, rất tôn trọng Hiến pháp, rất tôn trong nhân dân, không “độc tài đảng trị”.
Nhưng nếu đảng không làm công tác chính quyền, thì đảng làm gì? Đảng lãnh đạo trên mây, trên gió à? Hàng tuần có phiên họp Bộ chính trị, chỉ là để thảo luận các vấn đề của đảng à? không phải thảo luận các vấn đề phát triển đất nước à?
Tổng bí thư chỉ làm công tác đảng à, không lãnh đạo các công việc của đất nước à?
Với nhận thức “đảng không làm thay chính quyền”, nên hầu hết các ủy viên Bộ chính trị chỉ là các vị trưởng ban của Đảng, như ban kinh tế, ban nội chính, ban kiểm tra, ban tổ chức, ban dân vận, ban tuyên giáo,,,tức là chỉ là các chức vụ trên mây trên gió. Nhưng các vị lãnh đạo trên mây trên gió này lại họp Bộ chính trị hàng tuần, để ra các quyết sách lãnh đạo đất nước.
Thế cho nên hầu hết các nghị quyết cùa Bộ chính trị đều có tính trên mây trên gió.
Đồng chí Nông Đức Mạnh khi làm Tổng bí thư, đã cho xóa bỏ Ban bí thư, xóa bỏ Ban nội chính, xóa bỏ Ban kinh tế, vì các ban này vừa quan liêu, vừa chỉ làm việc trên mây trên gió, chẳng có tác dụng gì cả.
Thế nhưng khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư, đồng chí Trọng cho tái thành lập các ban này, khiến cho Bộ chính trị quay trở lại làm việc gián tiếp, không trực tiếp, mà để cho các ban kia làm việc trực tiếp, nhất là Ban bí thư, khiến cho Bộ chính trị của đồng chí Nguyễn Phú Trọng mang nặng tính “trên mây, trên gió”, chỉ tập trung vào bắt bớ, xử lý tham nhũng thôi.
Và bởi vì Bộ chính trị không bao gồm các vị bộ trưởng của Chính phủ, là các Bộ mà đang điều hành mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, như Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Văn hóa, Bộ Đầu tư, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước,,,nên Bộ chính trị không nắm được trực tiếp tình hình kinh tế, xã hội.
Thành viên của Bộ chính trị chỉ có 2 bộ, là Bộ quốc phòng, và Bộ công an là cơ quan của Chính phủ, còn các bộ trưởng khác không phải là thành viên của Bộ chính trị.
Thế cho nên các quyết định của Bộ chính trị không có tính thực tiễn sâu sắc đối với nền kinh tế xã hội, chủ yếu có tính quốc phòng, bắt giam, xét xử, kỷ luật, tức là Bộ chính trị chủ yếu là CHỐNG, chứ không phải là XÂY.
Cái nhận thức đó cần phải được thay đổi, phải đưa các vị Bộ trưởng như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Khoa học- Môi trường, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước vào làm Ủy viên Bộ chính trị, thì mới có thể có các cuộc thảo luận thấu đáo về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội được.
Liệu trưởng ban Dân vận có quan trọng bằng Bộ trưởng Bộ y tế không?
Liệu trưởng ban tuyên giáo trung ương có quan trọng bằng Bộ trưởng Bộ văn hóa, Bộ trưởng Bộ giáo dục không?
Liệu trưởng ban kinh tế trung ương có quan trọng bằng Bộ trưởng Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước không?
Liệu Chủ tịch Mặt trận có quan trọng bằng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động không?
Và đã có ông Bộ trưởng Bộ công an rồi, thì cần gì 2 chức vụ trưởng ban kiểm tra, và trưởng ban nội chính nữa?
Ban kiểm tra có khám nhà, bắt giữ được người vi phạm pháp luật không?
Bạn nội chính có điều tra, xét hỏi bị can được không?
Tất cả công việc của 2 cái ban vô tích sự đó, ban kiểm tra, và ban nội chính, đều phải dựa vào các tài liệu điều tra của công an cả, thế thì chỉ cần 1 Bộ công an là đủ rồi chứ?
Còn Ban Tổ chức trung ương làm công tác chuẩn bị nhân sự cho đảng, một loạt các cán bộ vừa được bổ nhiệm, đã bị bắt, xử lý kỷ luật vì tham nhũng, thì cái Ban Tổ chức đó có cần tồn tại không? hay là nên xóa bỏ nó đi?
Càng nhiều bộ máy, càng nhiều cán bộ, thì càng không thể tăng lương được. Và không thể tăng lương được, thì càng phải nhận phong bì, và nếu không may bị phát hiện, thì bị kỷ luật, vào tù. Nếu may mắn, “chưa bị phát hiện”, thì cũng chỉ như “cá nằm trên thớt”, không biết bao giờ bị phát hiện đây.
Bởi vậy sáp nhập 2 chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước, phải đồng thời với việc nhận thức lại công việc của đảng, “đảng phải làm công tác chính quyền”.
Tất cả các đảng chính trị trên thế giới đều cạnh tranh nhau để nắm chính quyền, để làm công tác chính quyền, còn đảng cộng sản Việt Nam thì anh hùng rơm nói to “đảng không làm công tác chính quyền”.
Ông Trump và bà Harris ở Mỹ đang cạnh tranh nhau để nắm chính quyền, để làm công tác chính quyền Mỹ, hay là chỉ để làm công tác xây dựng đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Mỹ?
Công việc của đảng không thể quan trọng bằng công việc của đất nước, công việc của đảng không gì quan trọng bằng công việc của đất nước, thế cho nên ông Tổng thống Nga Putin còn không thèm đứng ra đại diện cho đảng nào cả, ông ấy chỉ đứng riêng mình ông ấy để tranh cử chức Tổng thống Nga, vì ông ấy sẽ làm việc để phụng sự tổ quốc Nga, chứ không làm việc phụng sự cho đảng.
Bởi vậy đảng cầm quyền ở Việt Nam ta hiện nay phải công bố công khai, rằng đảng làm việc để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân Việt Nam, chứ không phải chỉ làm việc xây dựng đảng, chứ không phải “đảng không làm thay công tác chính quyền”.
Đảng không làm thay chính quyền, nghe tưởng là hay, nhưng thực ra là rất ngu.
Thời bao cấp trước Đổi mới, khi đó cả nước sống trong sự phân phối bao cấp của Nhà nước, cái gì cũng phân phối theo tem phiếu, sổ gạo, nhưng chẳng công bằng chút nào cả, nên nhân dân Việt Nam ta hóm hỉnh đã làm bài vè như sau để chế riễu đảng lãnh đạo thời bao cấp:
-“Cái cứt gì cũng phân,
-Mà phân thì phân thì phân như cứt” .
Bây giờ công tác xây dựng đảng, bổ nhiệm cán bộ, nhưng mà cán bộ vừa được đảng đào tạo và bổ nhiệm xong thì bị kỷ luật ngay, như chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch nước xong, thì bị phát hiện đã tham nhũng, nhận phong bì; tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát nhận hối lộ, phó tổng cục trưởng tổng cục an ninh-con trai của thứ trưởng bộ công an nhận hối lộ,,,bị xét xử, bị án tù.
Vậy nên dân Việt Nam ta vốn hóm hỉnh, lại làm câu vè mới như sau:
-“Cái cứt gì cũng đảng,
-Mà đảng thì đảng như cứt”.
Bởi vậy sáp nhập 2 chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước là để thay đổi cách lãnh đạo của đảng, từ lãnh đạo trên mây trên gió, “đảng không làm thay chính quyền”, chuyển sang lãnh đạo thực chất, lãnh đạo có thực quyền, lãnh đạo cụ thể tại hiện trường, chứ không lãnh đạo trong các hội nghị bộ chính trị.
Và ở dưới các địa phương, phải sáp nhập 2 chức vụ Bí thư và Chủ tịch vào làm một, cũng để đảng lãnh đạo trực tiếp, lãnh đạo tại hiện trường, chứ không lãnh đạo trên mây trên gió tại các cuộc họp cấp ủy.
Đối với nhân dân Việt Nam, đảng nào lãnh đạo đất nước cũng được, miễn là đảng đó phải phụng sự tổ quốc Việt Nam, phụng sự nhân dân Việt Nam, không phụng sự quyền lơi riêng của đảng, không đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước.
Người xưa đã câu thơ như sau:
-“Nước mất, nhưng núi sông còn,
-Thành xuân quạnh quẽ, um tùm cỏ gai”.
Có nghĩa là, các chính thể, các nhà nước, các đảng phải chính trị sẽ thay đổi, có thể biến mất, nhưng dân tộc, núi sông, tổ quốc còn mãi mãi.
Bởi vậy các đảng phái chính trị, các Nhà nước do đảng đó dựng lên chỉ có tính chất lịch sử nhất thời mà thôi.
Nhà Lý mất đi, nhà Trần thay thế, nhà Trần mất đi, nhà Lê thay thế, nhà Lê mất đi, nhà Nguyễn thay thế, nhà Nguyễn mất đi, nhà cộng sản thay thế.
Nếu nhà cộng sản không phụng sự tốt lợi ích của dân tộc, một ngày nào đó, nhà cộng sản cũng sẽ mất đi, để có một nhà khác thay thế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 đã từng nói đến khả năng thành lập đảng dân tộc Việt Nam, tức là Chủ tich Hồ Chí Minh đã hiểu rõ đảng nào cũng được, không cứ gì phải đảng cộng sản, miễn là đảng đó phải đặt lợi ích của đảng dưới lợi ích của dân tộc, của tổ quốc, không được đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của dân tộc, của đất nước.
Bởi vậy chúng ta chúc đồng chí Tổng bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm dồi dào sức khỏe, phụng sự Tổ quốc được lâu dài, xứng đáng là học trò mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng là vị lãnh đạo mẫu mực trong toàn bộ lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam.///