Người Tân Đảo-NewCaledonia không muốn độc lập từ người Pháp

W.Minh Tuan

Nước Tân Đảo ngày xưa

Thuyền trưởng Đại úy người Anh nổi tiếng tên là James Cook phát hiện ra Tân Đảo-New Caledonia đầu tiên vào ngày mồng 4 tháng 9 năm 1774. Chính Đại úy Cook đã đặt tên cho hòn đảo trù phú đẹp đẽ này là New Caledonia, để tưởng nhớ quê ông ở Scottland, vì tên Caledonia là tên cũ, chữ Latin của Scottland.

Và bây giờ, với người Việt Nam ta, thì chúng ta gọi New Caledonia là Tân Đảo-đảo mới.

Ngày 23 tháng 9 năm 1853, Hoàng đế Napoleon III của Pháp chính thức ra lệnh đánh chiếm quần đảo New Caledonia từ người Anh, và cho thành lập thành phố Port-de-France, mà nay là tên Noumea-thủ đô của New Caledonia.

Khi đó cư dân ở New Caledonia chủ yếu là người bản địa Kanak, và người Melanesian, và một vài bộ tộc khác, dân số chỉ vài chục nghìn người, vô cùng lạc hậu, có tục ăn thịt người, và ở truồng, ở bộ phận sinh dục nam có buộc các đồ trang trí, mang lao dài để săn bắn, và đánh nhau với bộ lạc khác.

Người Kanak và người Melanesian lạc hậu như vậy, nên dễ dàng bị người Pháp cai trị và đô hộ.

Một nước lạc hậu, bị một nước văn minh đô hộ, thì hoàn toàn khác với một nước văn minh bị nước lạc hậu cai trị.

Nhờ sự cai trị của người Pháp, các tộc người nguyên thủy ở New Caledonia bỏ được tục lệ ăn thịt người, bỏ được cách đeo đủ thứ trang trí lỉnh kỉnh vào bộ phận sinh dục nam, và bắt đầu mặc quần áo, mặc comple, đeo cà-vạt, đội mũ phớt, đi giày, nói tiếng Pháp, và học văn minh Pháp, học cách kinh doanh, làm khoa học, giáo dục, phong cách sống,,,của Pháp.

Đầu tiên, người Pháp đã đưa nhiều tù nhân các loại từ nước Pháp di chuyển đến New Caledonia, coi như bị đày xa xứ. Những người Pháp tù này, và người Kanak, người Melanesian,,, đã tạo nên phần lớn dân số New Caledonia ngày nay.

Người Tân Đảo không muốn độc lập

Từ năm 1953, khi Việt Nam ta đang chuẩn bị đánh trận Điện Biên Phủ, thì ở New Caledonia, Chính phủ Pháp quyết định cấp Hộ chiếu Pháp cho tất cả cư dân New Caledonia.

Người dân New Caledonia vui mừng đón nhận Hộ chiếu này. Với Hộ chiếu Pháp, người New Caledonia đi du lịch toàn thế giới mà không cần phải vi-sa.

Năm 1986, Ủy ban Xóa bỏ chế độ thuộc địa của Liên Hiệp Quốc đã liệt New Caledonia vào Danh sách Các lãnh thổ không có quyền tự quyết của Liên Hiệp Quốc-United Nations  List of Non-Self-Governing Teriiritories”.

Vì cái danh sách đó, thế là ở New Caledonia, người dân bắt đầu thảo luận sôi nổi về việc độc lập hay không độc lập.

Đảng Rally-UMP đang nắm quyền ở New Caledonia chủ trương không cần độc lập, chỉ cần dân ấm no, hạnh phúc, và phải dựa vào Pháp để phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Đảng Avenir Ensemble mới thành lập cũng không chủ trương đòi độc lập, nhưng muốn có nhiều quyền tự quyết hơn.

Phong trào FLNKS (Front de Liberation Nationale Kanak et Socialiste) mới thành lập năm 1984, gồm một số nhóm chính trị nhỏ, phần lớn là người bản địa Kanak, và một số người Âu bất mãn với Chính phủ Trung ương Pháp ở Paris, đã muốn đòi độc lập hoàn toàn và ngay lập tức.

Phần lớn nhân dân New Caledonia đều hiểu rằng nếu độc lập, thì thực ra chỉ là giành ghế lãnh đạo cho mấy kẻ lãnh đạo chóp bu người bản xứ, ví dụ các chức Tổng thống, Thủ twongs, Bộ trưởng,,,cho mấy kẻ lãnh đạo trong Phong trào FLNKS.

Năm 1987, cuộc Trưng cầu dân ý lần thứ nhất ở New Caledonia về độc lập, hay không độc lập được tổ chức. Kết quả cuộc Trưng cầu dân ý này là đại bộ phận nhân dân New Caledonia không muốn độc lập, chỉ muốn yên ổn làm ăn.

Nhiều người dân New Caledonia nói rất đơn giản:“ Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều nước bị cái “độc lập” này lừa rồi. Mấy nước đó giành được độc lập, rồi bị rơi vào tay mấy kẻ độc tài, còn tồi tệ hơn bọn thực dân. Chúng tôi không muốn bị lừa”.

Phong trào FLNKS không hài lòng với kết quả cuộc Trưng cầu dân ý đó.

Một năm sau, năm 1988, lực lượng vũ trang nhỏ của Phong trào FLNKS gồm 30 chiến binh đã bắt làm con tin 27 người dân, trong đó có 1 sen đầm-cảnh sát, và yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả độc lập ngay lập tức cho New Caledonia. Cuộc khủng hoảng con tin này được gọi là Ouvea cave hostage taking, diễn ra từ ngày 22 tháng 4 năm 1988, đến ngày mồng 5 tháng 5 năm 1988, tại đảo Ouvea.

Chính phủ Pháp từ chối đàm phán với những kẻ bắt cóc, và cử Nhóm Đặc nhiệm gồm 60 người đến đảo Ouvea để giải cứu con tin.

Nhóm Đặc nhiệm phạm một sai lầm lớn, là đã tấn công nhầm vào một hang núi cách xa hang núi mà bọn bắt cóc trú ẩn khoảng 300 mét, nên bọn bắt cóc đã phát hiện việc bị tấn công, và chuẩn bị đề phòng.

Nên kết quả là 3 nhân viên Đặc nhiệm bị nhóm FLNKS bắn chết, và 1 bị thương. Nhưng rất may, là giải cứu được an toàn tất cả người bị bắt cóc, và 19 tên bắt cóc bị tiêu diệt, kể cả thủ lĩnh nhóm bắt cóc.

Sau cuộc khủng hoảng con tin này, Thỏa ước Noumea 1988 được ký kết, theo đó, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, người dân New Caledonia sẽ tiến hành cuộc Trưng cầu dân ý lần thứ hai, để lại xem ai muốn độc lâp, ai không muốn. Nếu phần lớn dân bỏ phiếu muốn độc lập, Chính phủ Pháp sẽ trao trả độc lập.

Theo Thỏa ước Noumea năm 1988 này, nếu phần lớn cư dân New Caledonia đồng ý muốn độc lập, họ sẽ có thể thay đổi tên nước, làm Quốc ca riêng, làm cờ riêng, và in đồng tiền riêng.

Năm 2011, nhiều ý kiến đòi làm lá cờ riêng thứ hai, đại diện cho người Kanak.

Kết quả, lá cờ thứ hai của New Caledonia, đại diện cho người Kanak, được Quốc hội New Caledonia thông qua, với hình trang trí gì đó rất khó hiểu, nếu nhìn từ xa thì trông hơi giống con tôm, hoặc hình hoa văn gì đó.

Như vậy, từ năm 2011, New Caledonia có 2 lá cờ chính thức, một lá cờ 3 vạch của Pháp, và một lá cờ hình con tôm-có lẽ-của người Kanak. Trên thế giới, có vài nước, và vài vùng lãnh thổ có 2 lá cờ chính thức như vậy.

Ngày 4 tháng 11 năm 2018, cuộc Trưng cầu dân ý lần thứ hai về độc lập đã được tổ chức, kết quả là 56,9% cử tri chọn ở lại Pháp.

Những người Kanak yêu cầu độc lập đòi một cuộc Trưng cầu dân ý khác, lần thứ ba, và Chính phủ Pháp chấp nhận. Chính phủ Pháp nói : “ Nếu các bạn muốn độc lập từ người Pháp, xin mời, chúng tôi không phản đối. Các bạn hãy tự quyết định”.

Cuộc trưng cầu dân ý lần thứ ba được tổ chức vào tháng 10 năm 2020. Kết quả là 53,26% cử tri đã chọn ở lại Pháp.

Nhưng những người đòi độc lập vẫn không đồng ý, họ đòi cuộc Trưng cầu dân ý thứ tư.

Và cuộc trưng cầu dân ý lần thứ tư và cuối cùng được Hiệp định Nouméa cho phép được tổ chức vào ngày 12 tháng 12 năm 2021.

Lần này kết quả cũng tương tự như hai lần trưng cầu trước, thật rõ ràng, trên 56% người dân New Caledonia nói “không” với độc lập, và nói “có” với việc đồng ý New Caledonia là một phần của nước Cộng hòa Pháp.

Nhưng phần lớn người bản địa Kanak tẩy chay, không tham gia cuộc Trưng cầu dân ý này, và họ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý lần thứ tư này.

Người Kanak phát biểu tại Liên hiệp quốc rằng “người Pháp đã tước đoạt độc lập của người Kanak chúng tôi, bằng các cuộc trưng cầu dân ý gian lận, không công bằng”.

Theo điều tra dân số năm 2019 của New Caledonia, người Kanak bản địa chiếm 41% trong tổng số 271.000 người đa sắc tộc. Người châu Âu chiếm 24%, người Wallisians và Futunans 8%, và sự kết hợp của người Indonesia, ni-Vanuatu, người Tahiti và người Việt Nam nằm trong số 27% dân số  còn lại. Diện tích New Caledonia là hơn 18.000 km2, bằng khoảng 20 lần nước Singapore.

Sau các cuộc trưng cầu dân ý, nhiều người dân New Caledonia yêu cầu rút tên của New Caledonia ra khỏi danh sách các nước “Thuộc địa|”.

Một ông thành viên không muốn độc lập, không muốn tách rời khỏi nước Pháp, và là Phó Chủ tịch tỉnh miền Nam, ông Gil Brial, cho biết ông là hậu duệ của những người Pháp bị đưa đến New Caledonia 160 năm trước.

Ông Gil Brial nói cha ông của ông đã “hòa nhập với những người khác, kể cả người Kanak bản địa”.

Ông cho biết sự thuộc địa duy nhất còn sót lại ngày nay là “sự thuộc địa hóa tâm trí của những người trẻ tuổi bởi một số nhà lãnh đạo ly khai, những người pha trộn giữa phân biệt chủng tộc, hận thù và đe dọa”.

Nước Tân Đảo ngày nay

Trình độ văn minh ở New Caledonia bây giờ không khác gì các nước EU. Bây giờ, đến New Caledonia, không thể hình dung được rằng chỉ cách đây hơn 100 năm xứ xở này vẫn là xứ xở của những người ăn thịt người, cởi truồng, và trang trí đủ thứ lỉnh kỉnh vào bộ phận sinh dục,,,.

Đến bây giờ, năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của hơn 250.000 dân New Caledonia là hơn 38.000 USD/ người/ năm, cao hơn mức sống của nước New Zealand, chỉ kém mức sống của nước Pháp một chút. ,,,.(Nước Pháp là 42.000 USD/người/năm-năm 2022).

Hơn 6000 người Tân Đảo gốc Việt không hồi hương về Việt Nam, vẫn ở lại New Caledonia, cũng có mức sống cao bình quân 38.000 USD/ năm/ người như thế.

Con cháu của người Việt thế hệ thứ ba, thứ tư, thứ năm hiện nay ở Tân Đảo rất thành đạt. Có người gốc Việt hiện nay là chủ hầm mỏ khai thác nickel, giàu có cỡ triệu phú. Có người gốc Việt là chủ một sân bay. Có nhiều gia đình gốc Việt là chủ sơ hữu những cánh đồng dừa, chuối,,,bát ngát hàng nghìn ha.Có người gốc Việt đã tham gia vào Chính quyền địa phương, làm nghị sĩ địa phương,,,.

Các phúc lợi xã hội ở New Caledonia đều thuộc hà

ng cao nhất thế giới. Người thất nghiệp được trợ cấp, không sợ bị đói. Người già cô đơn, không gia đình được Chính quyền chăm sóc miễn phí.

Nền học vấn ở New Caledonia hoàn toàn giống và ngang bằng với Pháp.

Xã hội New Caledonia thanh bình, ít tội phạm, con người lịch sự, tử tế với nhau, trẻ con vui tươi, hạnh phúc, không vứt rác bừa bãi, không đánh chửi nhau, không lừa đảo khách du lịch, không có Nhóm lợi ích, không có cá mập bất động sản làm giàu trên đất công, không có nhân dân kéo nhau đi kiện cáo đòi công lý,,,. ///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.