Người Ukraine nên hiểu rằng, đề nghị ngừng bắn với Nga, giữ nguyên hiện trạng, không có nghĩa là đầu hàng

W.Minh Tuấn

Trong những ngày đầu tháng 1 năm 2024, ông Tổng thống đáng kính Zelenskyy của nước Ukraine lại tích cực đi công du các nước láng giềng nhỏ, như Lithuana, Latvia, Estonia để thuyết phục các nước này tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược Nga.

Như thế cũng có nghĩa là các nguồn ủng hộ Ukraine từ các nước lớn của EU, NATO, châu Âu, như Anh, Pháp, Đức, Ý,,,có vẻ đã cạn kiệt, nên ông Tổng thống Zelenskyy nay đành phải quay sang cả các nước nhỏ yếu khác của EU như Lithuana, Latvia, Estonia để kêu gọi ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến đấu chống Nga.

Khi quân Nga mới xâm lược Ukraine cách đây 2 năm, đã có nhiều tính toán đơn giản rằng, một nền công nghiệp quốc phòng của Nga không thể chống lại được tất cả các nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ, và EU, NATO, Anh cộng lại, nên đã có dự đoán đơn giản rằng Nga sẽ sớm thất bại ở Ukraine.

Nhưng bây giờ cuộc chiến tranh Ukraine đã bước sang năm thứ 2, nước Nga tất nhiên cũng đã mệt mỏi, cạn kiệt các nguồn lực, nhưng Ukraine và các nước ủng hộ Ukraine như Mỹ, EU, Anh cũng đã mệt mỏi, và cạn kiệt nguồn lực.

Cuối năm 2023, Mỹ đã phải yêu cầu Nhật Bản bán các tên lửa Patriot 3 cho Mỹ, để Mỹ viện trợ cho Ukraine, mặc dù tên lửa Patriot 3 là tên lửa của Mỹ, do Mỹ thiết kế, cấp giấy phép, Nhật chỉ sản xuất theo giấy phép của Mỹ. Nhưng điều đó cho thấy các kho vũ khí của Mỹ đã cạn kiệt vì phải lấy ra viện trợ cho Ukraine suốt 2 năm qua, và nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ sản xuất ra tên lửa cũng không đủ nhanh, không đủ mạnh để sản xuất ra tên lửa viện trợ cho Ukraine, nên bây giờ Mỹ đành phải nhờ nền công nghiệp quốc phòng của Nhật.

Và bây giờ chuyến công du đầu năm 2024 của ông Tổng thống Ukraine Zelenskyy sang các nước láng giềng nhỏ bé kêu gọi họ viện trợ, ủng hộ Ukraine đã càng cho thấy các nguồn lực quốc phòng và kinh tế của Ukraine, và của các nước ủng hộ Ukraine đang thực sự cạn kiệt, sau 2 năm chiến tranh của Ukraine.

Thế nhưng ông Tổng thống Zelenskyy vẫn nói cứng cỏi lắm, rằng không có nước EU, và NATO nào gây sức ép cho Ukraine để xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán hòa bình với Nga.

Thế nhưng thật ra cũng không hoàn toàn đúng như ông Zelenskyy nói, vì trong khi ông đang nói chuyện với Tổng thống Lithuana về điều Ukraine không có bị sức ep nào từ các nước EU, thì thông tin trên internet lập tức đưa tin rằng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ý nói từ Rome rằng “đã đến lúc nói chuyện ngoại giao để đi đến hòa bình ở Ukraine.”!!!

Chúng ta đều biết rằng tất cả thế giới yêu chuộng hòa bình đều ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại sự xâm lược của Nga. Nhưng như người ta nói: “Lực bất tòng tâm”, nguồn lực hạn hẹp, suy yếu không cho người ta thực hiện được hết tất cả các ý nguyện tốt đẹp của mình.

Trong chiến tranh Việt Nam, cuối năm 1972, đầu năm 1973, Việt Nam cũng đã phải ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ, để ký Hiệp định Paris về hòa bình ở Việt Nam, để làm sao cho người Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam, sau đó, Việt Nam chỉ còn phải đối phó với Chính phủ Sài Gòn cũ, để giải quyết nốt các vấn đề còn lại của chiến tranh Việt Nam.

Với người Ukraine ngày nay cũng vậy, hãy ngồi vào bàn đàm phán với Nga, để quân Nga rút lui ra khỏi Ukraine, sau đó, Ukraine sẽ dùng các biện pháp ngoại giao và quân sự khác để xử lý các vấn đề lãnh thổ Donbas,,,sau.

Làm sao để quân Nga rút ra khỏi Ukraine là một biện pháp tạm thời khôn Ngoan nhất. Sau đó, Ukraine chỉ còn phải đối phó với mấy cái chính phủ bù nhìn tự phong kia ở Donbas,,,sẽ đơn giản hơn nhiều.

Nhưng cũng có 1 cái gai nhỏ rất tế nhị trong cuộc đàm phán hòa bình với Nga, là cái Lệnh bắt của Tòa án Quốc tế với ông Tổng thống Nga Putin.

Chắc chắn các giải pháp hào bình ở Ukraine phải đi đôi với việc hủy bỏ cái lệnh bắt gai góc này, nếu không, phía Nga sẽ không bao giờ chịu ký Hiệp định hòa bình với Ukraine.

Cái Tòa án Quốc Tế định ra Lệnh bắt ông Putin để mong chấm dứt sớm cuộc chiến tranh Ukraine, nhưng thật ra, đã gây ra một cản trở tế nhị không nhỏ cho tiến trình đàm phán hòa bình ở Ukraine.

Phía Nga chắc chắn sẽ không đếm xỉa gì đến cái Lệnh bắt này, vì phía Nga không công nhận cả Tòa án Quốc tế này, lẫn Lệnh bắt này.

Nhưng ai cũng thấy rằng nếu không xóa bỏ Lệnh bắt này, thì ông Tổng thống Nga Putin không thể đi nước ngoài một cách tự do, thoải mái sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc.

Và ông Putin chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó khi ký kết Hiệp định hòa bình với Ukraine.

Tức là, Hiệp định hòa bình ở Ukraine sẽ không bao giờ được ký kết, nếu không xóa bỏ cái Lệnh bắt oái oăm kia của Tòa án Quốc tế.

Và mọi công sức ngoại giao để đi đến ký kết Hiệp định hòa bình ở Ukraine sẽ đổ xuống sông xuống biển, nếu không vứt bỏ cái Lệnh bắt đó đối với ông Putin.

Thế cho nên ý kiến để xuất về các giải pháp ngoại giao đi đến hòa bình ở Ukraine của ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ý sẽ còn lâu mới có thể thực hiện được.

Và bầu cử Mỹ sắp đến, ông Trump sẽ thắng cử, và Mỹ sẽ chấm dứt nhanh chóng mọi sự ủng hộ, viện trợ cho Ukraine.

Người Ukraine và EU, NATO, Anh nên sớm nhìn thấy điều đó.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.