Người Việt Nam ta đến từ đâu?

W.Minh Tuấn

Lời mở đầu

Nhà triết học Pháp Voltaire (1694-1778) đã từng nói ông muốn tóm lược nội dung của cả một thư viện vào một cuốn sách, để cho bạn đọc đỡ phải vất vả đọc cả một rừng sách của cả thư viện.

Tôi cũng có ý định học theo cụ Voltaire, tóm lược các vấn đề bao la của lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam vào cuốn sách nhỏ này, để nếu bạn không có nhiều thời gian lắm để đọc cả một rừng sách về lịch sử Việt Nam, thì đọc cuốn sách nhỏ này, bạn cũng có thể biết được đại cương những nét lớn, cơ bản của lịch sử nước nhà trong quá khứ, trong hiện tại, và những dự đoán trong tương lai.

Đã có khá nhiều sách viết về Lịch sử Việt Nam, nhưng có giá trị nhất là 2 cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, của cụ Lê Văn Hưu, thế kỷ 13, và Việt Nam Sử Lược thế kỷ 20 của cụ Trần Trọng Kim.

Cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do cụ Lê Văn Hưu thời nhà Trần viết cách đây hơn 700 năm, là bộ sách lịch sử cổ xưa nhất của nước Việt Nam ta. Cuốn sách này sau đó đã được các ông Phan Phù Tiên, Ngô Sỹ Liên,,,thời nhà Lê viết bổ sung, sửa chữa, thêm bớt.

Cốn sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, nguyên Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, trước nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, viết xuất bản đầu tiên năm 1921.

Cụ Lê Văn Hưu nguyên không phải là nhà sử học chuyên nghiệp, cụ nguyên là Thượng thư Bộ Binh thời nhà Trần, sau đó được vua Trần giao nhiệm vụ viết cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết xong năm 1272, khắc in năm đó.

Cụ Trần Trọng Kim cũng không phải là nhà sử học chuyên nghiệp, cụ nguyên là nhà giáo, dạy và phiên dịch tiếng Pháp, sau đó là Chánh thanh tra Giáo dục thời Pháp. Năm 1945, người Nhật và Pháp thua trận, phải rời khỏi Việt Nam, cụ Trần Trọng Kim được vua Bảo Đại giao cho thành lập Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đầu năm 1945.

Sau đó, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, cụ Trần Trọng Kim và Chính phủ Việt Nam đầu tiên từ chức, đây là cơ hội “ngàn năm có một” để Việt Minh làm Cách mạng Tháng 8, vào nắm chính quyền.

Tuy không phải là nhà sử học chuyên nghiệp, nhưng cả hai cụ Lê Văn Hưu, và Trần Trọng Kim đã viết nên 2 bộ sách lịch sử Việt Nam thật là vĩ đại, thật là tài giỏi, có giá trị muôn đời.

Tôi cũng giống như 2 cụ Lê Văn Hưu và Trần Trọng Kim, tôi không phải là nhà sử học chuyên nghiệp, tôi nguyên là nhà báo, phóng viên báo Đại Đoàn Kết, và nay, là giáo viên dạy tiếng Việt tại trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Tokyo University of Foreign Studies, Japan.

Nhưng tôi với tấm lòng tâm huyết với đất nước Việt Nam, cũng xin mạnh dạn viết cuốn sách lịch sử Nghĩ Về Nước Việt, để bàn luận lại một số vấn đề sử học, và đề xuất những ý kiến để phát triển đất nước.

Cuốn sách nhỏ này dự định trả lời 3 câu hỏi lớn sau:

-Nước Việt Nam ta trong quá khứ là một đất nước như thế nào?

-Nước Việt Nam ta hiện nay là đất nước ra sao?

-Và nước Việt Nam ta trong tương lai sẽ là một đất nước như thế nào?

Tướng Trần Hưng Đạo của Việt Nam ta ngày xưa đã từng nói 2 câu nói nổi tiếng:

-“Phải khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”,

Và:

-“Coi mọi việc thiên hạ nhẹ nhàng như mưa rơi”.

Và Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đi thăm Việt Nam năm 2000, đã nói câu nổi tiếng:

-“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể thay đổi được tương lai”.

Tôi viết cuốn sách nhỏ Nghĩ Về Nước Việt này với tinh thần của các câu nói trên.
W.N. Minh Tuấn

Nguyên phóng viên báo Đại Đoàn Kết, nguyên Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, tự ứng cử, khóa 1994-1999,  hiện là giảng viên khoa Việt Nam học, trường đại học Ngoại ngữ Tokyo-Nhật Bản-Tokyo University of Foreign Studies-Tokyo-Japan.

Mục lục

Chương 1: Người Việt Na đến từ đâu?

Chương 2: Tên nước Việt Nam từ xưa đến nay.

Chương 3: Về 2 bộ sách lịch sử có giá trị nhất.

   1-Bộ sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của cụ Lê Văn Hưu.

   2-Bộ sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim.

Chương 4: Thời kỳ Hồng Bàng, và 18 vua Hùng Vương.

  1-Bề dày lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam.

  2-18 vua Hùng Vương.

  3-Vì sao Giỗ tổ mùng 10 tháng 3?

  4-Những sai sót lịch sử cần được sửa chữa.

Chương 5: Chữ Khoa đẩu của người Việt cổ.

Chương 6: 9 truyền thuyết nổi tiếng thời kỳ Hùng Vương.

Chương 7: Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Chương 8: Tính nhân đạo thời nhà Lý.

   1-Vua Lý Công Uẩn-Lý Thái Tổ.

  2-Vua Lý Thái Tông Phật Mã.

  3-Vua Lý Thánh Tông.

  4-Vua Lý Nhân Tông.

  5-Vua Lý Thần Tông.

  6-Tướng Lý Thường Kiệt.

Chương 9: Tính nhân đạo thời nhà Trần.

  1-Thái sư Trần Thủ Độ.

  2-Vua Trần Thái Tông.

  3-Vua Trần Thánh Tông.

  4-Vua Trần Nhân Tông.

  5-Tướng Trần Hưng Đạo.

  6-Hội nghị Diên Hồng.

  7-Cụ Chu Văn An.

Chương 10: Tính nhân đạo thời nhà Lê.

  1-Sự nhân đạo của vua Lê Lợi.

  2-Vụ án oan của cụ Nguyễn Trãi.

  3-Vua Lê Thánh Tông.

Chương 11: Cách lựa chọn nhân tài ở Việt Nam thời xưa.

Chương 12: Giáo sĩ Alexadre de Rhode nhận xét về người Việt Nam ta thế kỷ 17.

Chương 13: Nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh trọng dụng nhân tài.
  2. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  3. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các Tỉnh, Huyện, và Làng.
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình báo Mỹ OSS năm 1945.
  5. Bản tính nhân hòa của người Việt Nam ta.
  6. Thiền sư Nguyễn Nguyên Ức thời nhà Lý nói về Lẽ hưng vong của quốc gia.
  7. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chính phủ là công bộc của dân.
  8. Tù binh Pháp sau trận Điện Biên Phủ năm 1954.
  9. Làm thế nào để Văn Miếu-Quốc Tử Giám không chỉ là cây cảnh?
  10. Không thể bảo vệ biển đảo chỉ bằng vũ khí đi mua.
  11. Nghĩ về Tiếng chuông kêu oan.
  12. Bệnh viện, trường học ở trung tâm các thành phố lớn là sự thể hiện của Nhà nước của dân, do dân, và vì dân.

Chương 14: Kinh nghiệm phát triển từ nước nước Singapore nhỏ bé.

Chương 15: Bài học từ Trung Quốc.

Chương 16: Báo chí và đất nước.

  1. Báo chí tốt và báo chí xấu.
  2. Dân trí đảng viên.
  3. Tự ứng cử vào Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, khóa 1994-1999.
  4. Tự ứng cử vào Quốc hội năm 1997.
  5. Vụ án ông Việt kiều Nguyễn An Trung.
  6. Vụ án cầu Chương Dương.
  7. Vụ Thủy cung Thăng Long.
  8. Chuyện về 3 cán bộ an ninh có lương tâm.
  9. Vụ Thọ Ngọc, Thanh Hóa.

Chương 17: Đổi Mới của Việt Nam.

  **********************************************

Chương 1: Người Việt Nam ta đến từ đâu?

Chúng ta đều biết loài người tiến hóa từ loài vượn.

Thế thì có 2 câu hỏi thú vị đặt ra:

1-Vì sao loài người tiến hóa từ loài vượn, chứ không tiến hóa từ các loài động vật khác như hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò,,,?

2-Nếu loài người tiến hóa từ loài vượn, thì phải chăng người Việt Nam cũng tiến hóa từ loài vượn, và loài vượn Việt Nam đó đã sống ở lãnh thổ nước Việt Nam từ nhiều triệu năm trước đây?

Về câu hỏi thứ nhất, thì các nhà khoa học cho rằng chính khả năng biết sử dụng bàn tay khéo léo đã quyết định chỉ có loài vượn mới có thể tiến hóa trở thành loài người. Những con vật khác như trâu, bò, hươu, nai, lợn, ngựa,,,đều không dùng tay.

Đến bây giờ chúng ta vẫn nhìn thấy những chú khỉ, vượn xinh xắn dùng tay để bắt chấy rận cho nhau, và thậm chí còn có thể cầm quả chuối, bóc vỏ ăn ngon lành gần giống như loài người.

Chính khả năng dùng tay đã khiến cho loài vượn có thể dần dần dùng tay để chế tạo các công cụ, chứ không dùng tay để di chuyển như các loài động vật 4 chi khác.

Nhờ dùng tay nhiều hơn, nên loài vượn dần dần đứng thẳng, chứ không đi lom khom như trước nữa, và bộ não pahir được sử dụng để điều khiển bàn tay tinh xảo cũng nhờ thế mà phát triển.

Sau đó nhờ phát hiện ra lửa, loài vượn người này bắt đầu ăn các thức ăn nấu chín, ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn, nên bộ răng và hàm không cần nhai nhiều như trước, nên khuôn mặt cũng dần biến đổi, bộ mặt và hàm dần dần nhỏ lại, xinh xắn hơn.

Bộ não nhờ những thức ăn bổ dưỡng cũng dần dần phát triển, lớn lên.

(Nhưng gần đây các nhà khoa học lại khuyên chúng ta nên rèn luyện nhai đồ cứng, đồ dai, để làm cho xương hàm và hàm răng to, khỏe hơn, như thế sẽ hỗ trợ cho bộ não phải triển.

Thế có nghĩa là nếu chúng ta phát triển phần NGƯỜI nhiều quá, phần CON ít quá, thì cũng không tốt chăng? 

Ngoài ra, với chứng nghiện internet và smartphone hiện nay, các nhà khoa học cũng cảnh báo xu hướng cúi mình lom khom trên bàn máy tính, và cúi người lom khom vừa đi vừa xem smartphone có thể sẽ đưa loài người đứng thẳng hiện nay dần quay trở lại loài vượn đi lom khom mấy triệu năm trước!!!)

Không phải con vượn nào cũng phát triển trở thành loài người. Vì có sự phát triển đột biến gene nào đó. Bởi vì chúng ta vẫn thấy ngày nay vẫn còn loài vượn, khỉ, nhiều con bị nhốt trong vườn bách thú cho chúng ta xem. Những chú vượn, khỉ đó không bao giờ tiến hóa thành loài người được. Nó cũng giống như anh em trong cùng một nhà của chúng ta, nhưng có sự phát triển khác nhau, có số phận khác nhau, có người thông minh, học giỏi, có người không thông mình, học kém, có người đẹp trai, có người xấu trai, có người hiền dịu, có người nóng tính, có người giàu, có người nghèo, có người là tội phạm, có người là vĩ nhân, mặc dù cùng là anh em trong một gia đình.

Thế cho nên cách đây vài triệu năm, khi loài vượn bắt dầu tiến hóa thành loài người, thì có loài vượn tiến hóa được thành loài người, và có loài vượn không tiến hóa được thành loài người, cứ đành cam chịu làm loài vượn, khỉ, chimpanzee mãi cho đến ngày nay, để chúng ta bắt cho vào vườn bách thú, hoặc cho vào chảo rán trong các nhà hàng thịt thú rứng!!!

Các nhà khoa học cho rằng nguồn gốc loài người xuất phát từ châu Phi, từ những nước như Kenya, Ethiopia,,,.

Lý do mà các nhà khoa học nhận định như thế là vì cho đến nay, các di chỉ khảo cổ học về loài vượn người cổ xưa nhất phát hiện được chỉ có từ châu Phi, khoảng hơn 3 triệu năm trước.

Còn các di chỉ khảo cổ học khác của loài vượn người mà phát hiện ở các nơi khác thì đều có niên đại sau này.

Theo lý thuyết về Đồng hồ phân tử-Molecular Clock-thì loài vượn bắt đầu tiến hóa thành loài người từ khoảng 5 đến 7 triệu năm trước, không thể lâu hơn trước.

Năm 1974, nhóm các nhà khoa học do giáo sư Donald Johanson người Anh đã phát hiện ra bộ xương hóa thạch của chị Lucy ở Ethiopia, có độ tuổi khoảng 3,2 triệu năm trước.

Khi phát hiện ra chị vượn người nhỏ bé này, giáo sư Johanson đang nghe bản nhạc “Lucy in the Sky with Diamonds” của ban nhạc Beatles, nên giáo sư đặt tên này cho chị vượn người này.

Chị Lucy bây giờ nổi tiếng khắp thế giới vì chị là một trong những nhân chứng để chứng minh loài người chúng ta ngày nay phát triển từ loài vượn, và đầu tiên từ châu Phi.

Chị Lucy có dáng đứng thẳng, hơi lom khom, khổ người nhỏ hơn khổ người chúng ta bây giờ, nhưng bộ não khá phát triển hơn loài vượn bình thường.

Sau chị Lucy, có nhiều di chỉ khảo cổ khác về loài vượn người có niên đại cỡ khoảng 1 đến 2 triệu năm, đều được phát hiện ở châu Phi.

Thời kỳ chị Lucy cũng được các nhà khoa học gọi là thời kỳ đồ đá-stone age, vì khi đó chị Lucy và các bạn bè, con cháu,,,đã biết sử dụng đồ đá để săn bắn, và chế biến đồ ăn.

Các nhà khoa học cho rằng cách đây khoảng 3 đến 5 triệu năm, loài vượn bình thường ở châu Phi đã từng chập chững tiến hóa trở thành tới 5 loài vượn người, để rồi chỉ còn lại 1 loài vượn người là Homo Sapiens là ông tổ trực tiếp của loài người chúng ta hiện nay, còn 4 loài vượn người khác đều đã tuyệt chủng.

5 loài vượn người cổ xưa là: 1-Homo habilis, 2-Homo rudolfensis, 3-Homo erectus, 4-Homo floresiensis, và cuối cùng, 5-Homo Sapiens, và Homo sapiens sapiens-tức là sapiens của sapiens, là ông tổ của loài người chúng ta bây giờ.

Cả 4 loài Homo mà không phải là Homo sapiens cũng đều đã từng di cư từ châu Phi đi các lục địa châu Á, châu Âu, và đã để lại những bộ xương hóa thạch ở đó, nhưng rồi đều vì lý do gì đó mà các nhà khoa học chưa giải thích được, đã tuyệt chủng, chứ không phát triển thành loài người ngày nay.

Có một loài vượn người phát hiện ở vùng Neanderthal ở Đức, được gọi là loài vượn người Neanderthal, trông gần giống với loài người châu Âu hiện nay, mũi cao, mắt sâu, dáng người lực lưỡng hơn, béo, khỏe hơn, vì sống ở xứ lạnh, nên cần có cơ thể lực lưỡng hơn.

Loài vượn người Neanderthal này có bộ hàm hơi to hơn, và trán cũng hơi nhô hơn loài vượn người Sapiens.

Loại vượn người Neanderthal này đã từng phát triển tràn ngập châu Âu băng giá khoảng 120.000 năm trước. Nhưng rồi vì lý do gì đó không rõ, mà loài vượn người Neanderthal cũng đã bị tuyệt chủng vào khoảng 35.000 năm trước, chỉ để lại các bộ xương hóa thạch.

Nhưng các nghiên cứu gần đây lại cho rằng loài người vượn Neanderthal này ở vùng nước Đức đã không hoàn toàn bị tuyệt chủng, mà đã bị hòa nhập, biến hóa vào loài người Sapiens chúng ta hiện nay, theo kiểu lấy vợ, lấy chồng, vì có khoảng 4% gen DNA của loài người vượn Neanderthal vẫn đang có trong các tế bào của loài người chúng ta ngày nay.

Thế cho nên lý thuyết về sự tuyệt chủng của loài vượn người Neanderthal đã phải bị thay đổi, rằng loài vượn người Neanderthal không bị tuyệt chủng.

Các nhà khoa học cho rằng loài vượn người Homo sapiens, ông tổ trực tiếp của loài người chúng ta hiện nay bắt đầu di cư từ châu Phi đi các lục địa khác từ khoảng 70.000 năm trước. Khi đó, họ đã trông gần giống như loài người chúng ta hiện nay lắm rồi, chỉ có nước da đen hơn, và có khá nhiều lông mọc khắp cơ thể, nhưng so với loài vượn hoang dã, thì loài Homo sapiens này ít lông hơn nhiều, mặt mũi trông cũng đẹp trai, xinh gái hơn nhiều.

Khi người Homo sapiens đi bộ đến vùng Trung Đông ngày nay, một bộ phận ở lại vùng Trung Đông, để trở thành người Trung Đông ngày nay.

Một bộ phận rẽ về phía châu Âu, định cư ở lại châu Âu, rồi tiến hóa trở thành người châu Âu da trắng, mắt xanh, mũi lõ ngày nay, để phù hợp với không khí lạnh, và môi trường ít ánh nắng mặt trời.

Các nhà khoa học cho rằng sở dĩ người châu Âu da trắng, là vì ánh nắng ở đó thiếu, nên da dần trở nên trắng, tóc cũng dần ngả sang màu vàng, màu trắng, để có thể hấp thụ được nhiều ánh nắng hơn, và nhờ thế có thể sản sinh ra vi-ta-min D, rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Nên chúng ta thấy ngày nay người châu Âu thường thích tắm nắng có lẽ là vì thế, vì họ luôn thiếu ánh nắng. Thế cho nên khi chúng ta, người châu Á, sống ở nơi có nhiều ánh nắng, chúng ta chớ nên có sợ ánh nắng nhé.

Mỗi buổi sáng, chúng ta nên phơi ngoài nắng khoảng 30 phút, và mỗi buổi chiều, chúng ta cũng nên phơi ra ngoài nắng khoảng 30 phút, không cần mũ, nón, kính râm gì cả, để chúng ta có được đủ lượng vitamin D, và nhờ thế, bộ xương của chúng ta, da của chúng ta sẽ đẹp hơn, khỏe hơn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết hóa thạch của người Homo sapiens châu Âu ở vùng Cro-Magro nước Pháp khoảng 35.000 năm trước. Sau đó, những người Cro-Magro này di cư sang Anh để trở thành người Anh ngày nay.

Năm 2018, các nhà khoa học Anh đã tạo dựng lại chân dung một người Anh cách đây khoảng 10.000 năm, trông hoàn toàn giống như người châu Âu ngày nay, có mắt xanh, mũi cao, nhưng tóc nâu, chứ chưa vàng, hay trắng như bây giờ, và nước da cũng hơi ngăm đen, chứ chưa trắng như bây giờ.

Thiên nhiên thật là công bằng, và cũng thật là nghiệt ngã.

Người châu Phi được hưởng ánh nắng mặt trời hàng ngày, không phải mất công phơi nắng như người châu Âu, thì lại có thiệt thòi là nước da đen xấu xí, tóc đen xoăn tít, cánh mũi to, tẹt, mồm to, môi dày, trông không được xinh xắn đẹp đẽ như người da trắng.

Cánh mũi to, và tẹt của người da đen là để cho không khí khi hít ra- hít vào cơ thể được thoát ra nhanh hơn, dễ làm mát hơn, giống như cái máy điều hòa nhiệt độ.

Da đen để giảm bớt hấp thu ánh nắng.

Thế cho nên thật ra nhiều người da đen trông không được đẹp lắm, mặc dù cũng có rất nhiều người da đen rất đẹp trai và xinh gái.

Còn người châu Âu, họ bị thiệt thòi vì thiếu ánh nắng, nên thiên nhiên bù đắp cho họ nước da trắng đễ dễ hấp thụ ánh nắng, và mũi cao, hẹp, để làm ấm không khí khi hít ra -hít vào, và tóc cũng vàng, hay trắng cũng để hấp thụ được ánh nắng yếu ớt.

Thế mà lại hóa hay, thế là người da trắng trông đẹp đẽ hơn người da đen, và đẹp hơn người da vàng Việt Nam chúng ta.

Và cũng vì người châu Âu sống ở xứ lạnh, họ phải ăn nhiều thịt, cá, trứng, bơ, sữa, pho mát hơn, để tạo ra nhiều năng lượng hơn, béo hơn để chống chọi lại được cái lạnh băng giá, nên cơ thể của họ cường tráng, to lớn, lực lưỡng hơn người da đen, da vàng chúng ta.

Thế nhưng ngày nay chúng ta cũng thấy có nhiều người da đen cũng to lớn, lực lưỡng đẹp đẽ lắm. Phần lớn những người da đen đó sống ở các nước châu Âu, ăn uống như người da trắng, nên họ cũng to cao như người da trắng.

Cũng như người Việt Nam ta, nếu đi ra nước ngoài, và nếu được ăn uống đầy đủ, thì cũng có nhiều người Việt Nam ta cũng to, cao, bóng mượt lắm. Và bây giờ, nhờ có ĐỔI MỚI, nên kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, chế độ ăn uống khá hơn thời bao cấp nhiều, nên trẻ em Việt Nam giờ đây cũng bắt đầu cao, to, đẹp đẽ hơn trước nhiều.

Tôi mới về Việt Nam gần đây, thấy người Việt Nam, cả trai lẫn gái, cao, to cỡ khoảng 1m70, 1m80, hoặc cao hơn nữa rất nhiều, nhiều hơn thế hệ sinh những năm 1960 như tôi ngày nay.

Thế cho nên, trình độ phát triển kinh tế, và nhờ đó, cải thiện chế độ ăn uống cho nhân dân có vai trò rất quan trọng trong cải tạo giống nòi.

Trở lại chuyện vượn người ngày xưa, một nhánh Homo sapiens khác từ châu Phi khi đi bộ đến Trung Đông, đã rẽ sang châu Á, định cư ở lại châu Á, để tiến hóa trở thành người châu Á, như người Ấn Độ, người Trung Quốc.

Rồi họ đi bộ qua lãnh thổ nước Ấn Độ và nước Trung Quốc bao la ngày nay, rồi đến nước Việt Nam ta, định cư ở lại Việt Nam ta.

Một số đi bộ tiếp qua nước Việt Nam, và đi bè, mảng vượt biển đến vùng đảo Java ở Indonesia, đến Nhật Bản, và đi đến châu Úc khoảng 40.000 năm trước.

Họ đi bộ đến châu Mỹ khoảng 14.000 năm trước.

Các nhà khảo cổ học Nhật Bản cho rằng người Homo Sapiens đã đi đến Nhật Bản từ khoảng 30.000 năm trước.

Khi đó, trái đất rất lạnh, hầu hết trái đất đóng băng, nên mực nước biển xuống thấp, và các châu lục khi đó cũng gần nhau hơn, nên hầu như các ông tổ Homo sapiens này chỉ cần đi bộ để di chuyển từ châu Phi đến các châu lục khác.

Hoặc nếu phải vượt biển, thì khi đó nước biển nông hơn bây giờ nhiều, nên chỉ dùng vài cây gỗ ghép lại là vượt biển được. Thế cho nên người vượn người Sapiens này phát minh ra bè, mảng để vượt biển đến Nhật Bản, châu Úc, Indonesia,,,là không khó lắm.

Đến khoảng 10.000 năm trước, loài vượn người Homo sapiens không còn bị gọi là người Homo sapiens nữa, mà đã được gọi là loài người như ngày nay, và họ đã bắt đầu có tiếng nói, biết làm nông nghiệp, và khoảng 5000 năm trước, đã phát minh ra chữ viết.

Nhìn hình ảnh tạo dựng lại về loài người sống khoảng 10.000 năm trước đây, thấy họ hầu như hoàn toàn giống như con người hiện đại ngày nay, châu Á, cũng như châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, cũng đẹp trai, xinh gái, da mịn, răng trắng, môi đỏ, má hồng, mắt đen lúng liếng, lông mày lá liễu,,,.

Thế cho nên trả lời câu hỏi thứ hai,phải chăng người Việt Nam cũng tiến hóa từ loài vượn mà sống ở lãnh thổ nước Việt Nam từ nhiều triệu năm trước đây?”.

Câu trả lời là có lẽ không phải như vậy.

Nhưng nếu nói chủng tộc của người Việt Nam cũng bắt nguồn từ châu Phi giống như các chủng tộc người khác trên thế giới, thì có lẽ nhiều người Việt Nam ta sẽ phì cười không tin.

Bởi vì không có mấy ai trong người Việt Nam được học là chủng tộc người Việt Nam cũng bắt đầu từ châu Phi như các chủng tộc người khác trên thế giới.

Trong trường học ở Việt Nam ta, có lẽ chưa có sách nào dạy như thế cả, cứ bỏ lửng như thế thôi, bỏ lửng từ thời Hùng Vương thôi. Và trước thời kỳ Hùng Vương một chút là gì, là thời kỳ trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ,,,.

Chỉ vậy thôi.

Cách đây hơn 700 năm, cụ Lê Văn Hưu viết cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết về sự ra đời của dân tộc Lạc Việt và Nhà nước Văn Lang, cũng chỉ bắt đầu từ năm 2879 trước Công nguyên (tCN-before Christ), là thời kỳ Hồng Bàng, vua Kinh Dương Vương, và con của ông Kinh Dương Vương là ông Lạc Long Quân, rồi ông Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, là con gái của anh em họ của ông Lạc Long Quân.

Trước đó, nước Việt Nam như thế nào, thì cụ Lê Văn Hưu không viết gì cả.

Cụ Trần Trọng Kim khi viết cuốn Việt Nam Sử Lược, xuất bản năm 1920, cũng chỉ bắt đầu từ năm 2879 tCN như cụ Lê Văn Hưu.

Riêng bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết cuốn “VIETNAM, A long history” bằng tiếng Anh, Nhà Xuất bản Thế giới xuất bản ở Hà Nội năm 1999, có nhắc đến các hóa thạch của người Homo sapiens đã được tìm thấy ở vùng Yên Bái, Ninh Bình, và Quảng Bình.

Thế cho nên chủng tộc người Việt Nam cũng không có ngoại lệ, cũng giống như các chủng tộc người khác trên thế giới, cũng bắt nguồn từ châu Phi từ ngày xửa ngày xưa, cách đây nhiều triệu năm.

Thế nhưng các nhà khoa học cũng thông minh lắm, họ để ra một cửa ngỏ, rằng khi nào có các phát hiện mới khác, thì lý thuyết này sẽ lại thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Thế cho nên nếu một ngày nào đó người ta phát hiện hóa thạch loài vượn người ở nước Việt Nam, mà có niên đại lâu hơn chị Lucy và các ông tổ Homo sapiens ở châu Phi, thì khi đó có lẽ các nhà khoa học sẽ lại có kết luận rằng loài người xuất phát từ Việt Nam, chứ không phải từ châu Phi.!!!

Nhưng vì sao loài vượn tiến hóa thành loài người từ châu Phi, chứ không phải từ các châu lục khác?

Các nhà khoa học giải thích rằng châu Phi ấm áp hơn các châu lục khác, nên phù hợp cho sự tiến hóa hơn.

Những nơi khác không phải châu Phi thì khi đó lạnh quá, nên các chú chimpanzee không thể tiến hóa thành loài người được.

Vậy có câu hỏi khác, là người Việt Nam đã định cư ở lãnh thổ nước Việt Nam từ khi nào?

Chúng ta có thể suy diễn một cách đơn giản là nếu như người Homo sapiens cổ đã đi bộ qua lãnh thổ nước Việt Nam, để đi bộ và vượt biển tới vùng đảo Java và tới châu Úc cách đây khoảng 40.000 năm-50.000 năm, thì tức là các ông tổ Homo sapiens của người Việt Nam đã định cư ở nước Việt Nam cũng khoảng ít nhất từ 40.000 năm trước, hoặc lâu hơn, có lẽ 50.000 năm, 60.000 năm, vì người vượn đi bộ vượt qua lãnh thổ Việt Nam và nước khác để đến đến châu Úc khoảng 40.000 năm trước.

Thế thì khoảng 40.000, 50.000 năm trước, ở lãnh thổ nước Việt Nam, dân số các ông tổ Homo sapiens Việt Nam là khoảng bao nhiêu người?

Giáo sư sử học người Mỹ K.W. Taylor là giáo sư tại trường đại học Mỹ Cornell University, khoa Nghiên cứu châu Á-Department of Asian Studies, ông đã viết cuốn Lịch sử Việt Nam-A History of the Vietnamese. Cuốn sách này được Nhà xuất bản Cambridge University Press xuất bản lần đầu tiên năm 2013.

Trong cuốn sách này, giáo sư Taylor đã viện dẫn nguồn cổ sử của Trung Quốc, nói rằng triều đại nhà Hán đã làm thống kê dân số Việt Nam vào khoảng thế kỉ 2 sau Công nguyên-AD, (CE-Common Era, or AD: Anno Domini), tức là vào khoảng thời Hai Bà Trưng, năm 40-43 sau CN, và thời Bà Triệu năm 248.

Theo thống kê dân số đó, vào thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu đó, dân số Việt Nam (lãnh thổ từ Cao Bằng đến vùng Huế ngày nay) là khoảng 150.000 hộ gia đình, với khoảng xấp xỉ 1 triệu người.

Từ con số khoảng 1 triệu người năm 200 sau CN, tính ngược lại vào thời gian khoảng 40.000 năm trước, với tỉ lệ sinh đẻ khoảng 1% một năm, thì dân số các ông tổ Homo sapiens Việt Nam vào thời gian khoảng 40.000 năm trước ở lãnh thổ Việt Nam có lẽ khoảng vài nghìn người Homo sapiens Việt Nam.

Đến thời kỳ Hùng Vương cách đây hơn 4000 năm, dân số Việt Nam có thể đã lên đến khoảng trên dưới 100.000 người.

Vì vào thời Hùng Vương, vua Hùng Vương chia nước Văn Lang thành 15 bộ, thì mỗi bộ chắc cũng có khoảng xấp xỉ chục nghìn người.

Hoặc các bạn có thể tự tính toán lấy nhé, bắt đầu từ con số khoảng 1 triệu người từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

Tóm lại, người Việt Nam ta từ ngày xửa ngày xưa, cũng có nguồn gốc từ châu Phi như các dân tộc khác trên thế giới.

Thế cho nên, nếu chúng ta cùng có cùng chung một ông tổ, thì đừng có chiến tranh đánh nhau nhé, hãy có hòa bình, giúp đỡ lẫn nhau thôi.

Anh em cùng trong nhà, cùng ông tổ tiên mà.

Chương 2: Tên nước Việt Nam ta trong lịch sử. ///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.