Nữ đại úy cảnh vệ Việt Nam Nguyễn Thu Phương, xinh đẹp và mạnh mẽ

Nữ cảnh vệ Thu Phương ngồi phía sau bà đệ nhất phu nhân Mông Cổ đeo kính

(Theo báo chí trong nước Việt Nam)

Nhiệm vụ của sĩ quan bảo vệ tiếp cận là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đối tượng cảnh vệ 24/24 giờ trong suốt thời gian hoạt động tại Việt Nam, giống như “lá chắn sống”, sẵn sàng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này.

Vì vậy, các sĩ quan cảnh vệ vừa phải tập trung cao độ để xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Đối với nữ cảnh vệ Việt Nam, vừa phải thông minh, bản lĩnh, tinh thông võ thuật, ngoại ngữ giỏi và am hiểu về chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước, vừa phải có sự duyên dáng, toát lên được vẻ đẹp dịu dàng, đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam.

Đại úy Nguyễn Thu Phương (38 tuổi), Phòng 6-Bảo vệ các sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế, Bộ Tư lệnh cảnh vệ (Bộ Công an) là một trong những nữ cảnh vệ như vậy.

Chị đã trải qua một quá trình rèn luyện, nỗ lực phấn đấu với đầy đủ các tiêu chí để trở thành một sĩ quan bảo vệ tiếp cận các nguyên thủ trong suốt thời gian qua.

Đại úy Thu Phương sinh ra trong một gia đình có truyền thống trong lực lượng công an nhân dân, ông nội, bố, mẹ đều là công an.

Nên sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị Phương đã tự nguyện viết đơn xin tham gia vào lực lượng cảnh vệ công an nhân dân.

Làm nữ cảnh vệ cũng đòi hỏi thể lực mạnh mẽ như nam cảnh vệ, phải luyện tập võ thuật, bơi lội, bắn súng, chạy, nhảy, vượt rào,,,.

Ngoài ra, vì là phụ nữ, nữ chiến sĩ cảnh vệ cũng phải làm mẹ, làm vợ, làm nội trợ phục vụ gia đình, và trong công tác cảnh vệ, vừa mạnh mẽ, giỏi nghiệp vụ bảo vệ, vừa dịu dàng, thể hiện được vẻ đẹp của nữ cảnh vệ  Việt nam trong mắt bè bạn quốc tế.

Đại úy Thu Phương đã công tác trong ngành cảnh vệ được hơn 15 năm. Và từ năm 2017 cho đến nay, chị Phương cùng nữ thiếu tá cảnh vệ Đặng Hồng Nhung đã được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh an toàn cho đối tượng cảnh vệ là nữ, là phu nhân các nguyên thủ quốc gia sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đại úy Thu Phường nhớ một lần khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cho phu nhân Tổng thống Singapore Halimah Yacob. Theo tìm hiểu, bà là người theo đạo Hồi, bà yêu cầu không ai được chạm vào người bà, nên trong quá trình bảo vệ, các nữ cảnh vệ Việt nam cũng cần phải chú ý, quan sát, đưa ra những biện pháp bảo vệ, vừa đảm bảo an toàn, vừa giữ được nghi thức tôn giáo, không để ảnh hưởng đến các hoạt động của Tổng thống.

Thế nhưng sau đó, chính bà phu nhân Thủ tướng Singapore lại chủ động bắt tay chị Thu Phương nói lời cảm ơn bằng tiếng Anh.

Năm 2019, đại úy Nhung được giao nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận phu nhân Thủ tướng Australia sang thăm Việt Nam.

Một lần phu nhân hỏi nhà vệ sinh ở đâu.

Đây là một kinh nghiệm mà tất cả các cảnh vệ Việt Nam, cũng như tất cả cảnh vệ trên thế giới đều phải biết. Vừa bảo vệ yếu nhân, vừa biết toa-let ở đâu, và biết bảo đảm an ninh tuyệt đối cho yếu nhân, khi yếu nhân đi toa-let, là một kinh nghiệm rất quí báu và cần thiết.

Ví dụ, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã kể lại câu chuyện rằng khị đồng chí đi dự một hội nghị, đồng chí đã lẳng lặng đi vệ sinh, mà anh cảnh vệ không phát hiện ra. Anh cảnh vệ trẻ hoảng loạn chạy đi tìm.

Khi đồng chí Hoàng Quốc Việt đi vệ sinh xong, đi ra, anh cảnh vệ có vẻ bực mình, đã càu nhàu với cụ Việt rằng: “Dạ, cụ đi vệ sinh cụ phải nói với con chứ”.

Cụ Hoàng Quốc Việt cười, nói hóm hỉnh nói với anh chàng cảnh vệ vụng về rằng: “Thế cậu đi đâu, cậu phải nói cho tớ biết, để tớ còn báo cáo”.

Anh cảnh vệ ngượng ngịu không nói gì.

Trong trường hợp đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Trường Chinh cũng gần tương tự.

Quê hương Nam Định gửi tặng gia đình đồng chí Trường Chinh quả mít, và cả gia đình đồng chí Trường Chinh vui vẻ ăn mít, mời cả anh cảnh vệ trẻ cùng ăn mít, nhưng anh cảnh vệ có lẽ giữ ý, không ăn, và đi ra phòng ngoài để cho đồng chí Trường Chinh và gia đình ăn mít được vui vẻ, thoải mái.

Thế rồi đồng chí Trường Chinh ăn mít xong, đi xuống sân dưới-có vài bậc thang dẫn xuống sân dưới-để đi vệ sinh, có lẽ, thì đồng chí bị trượt chân, ngã bổ nhào, và sau đó qua đời.

Với sự việc này, nếu trách anh cảnh vệ cũng được, mà không trách cũng được, vì làm sao mà biết được tình huống đồng chí Trường Chinh cả đời người sống trong ngôi nhà đó, hàng ngày đi lên đi xuống cái bậc thang đó, mà lại bị ngã vào ngày ăn mít đó?

Thật tội nghiệp cho anh cảnh vệ đó, sau sự việc đó, anh bị cho thôi việc, và về quê hương Thái Bình làm ruộng.

Cũng chuyện cái toa-lét, nhưng ở Mỹ, là như sau.

Năm 2006, Thủ tướng Việt Nam ta Phan Văn Khải đi thăm Mỹ, là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam, sau khi bình thường hóa quan hệ hai nước Mỹ-Việt. Thế cho nên đoàn nhà báo Việt nam đi theo Thủ tướng Khải đông lắm, cả nữ, cả nam nhà báo.

Thế rồi khi đến Mỹ, ra khỏi máy bay, và khi cả đoàn đang chờ đợi khá lâu để làm thủ tục nhập cảnh, thì có 2 nữ nhà báo Việt nam mót đi tiểu quá, mặt méo xệch, tái mét vì phải nhịn lâu.

Thế rồi anh phiên dịch tiếng Anh nhanh trí vội đến nói với mấy anh vệ sĩ Mỹ, thế là 2 anh vệ sĩ Mỹ to cao, lực lưỡng vội chạy đến vừa kéo, vừa gần như bế bổng 2 nữ nhà báo Việt Nam, vừa đi vừa như chạy, đi đến toa-let cách đó khá xa.

Khi hai nữ nhà báo Việt Nam quay trở lại, cười tươi như hoa cảm ơn 2 anh vệ sĩ Mỹ, và cảm ơn anh phiên dịch tiếng Anh rất nhanh trí của đoàn.

Thế cho nên vừa làm cảnh vệ, vừa biết toa-let ở đâu, và vừa biết bảo vệ an toàn cho yếu nhân đi toa-let, ngoài ra biết phục vụ những nhu cầu tế nhị của yếu nhân khi đi toa- lét, cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng của người chiến sĩ cảnh vệ, như đại úy Thu Phương nói, hay như 2 anh vệ sĩ Mỹ đã nói ở trên.

Ngoài ra, cảnh vệ còn phải biết cả uống rượu nữa.

Thật ra, Luật Cảnh vệ của Việt nam ta không có điều luật cấm cảnh vệ uống rượu khi làm nhiệm vụ, là một thiếu sót lớn của Luật Cảnh Vệ Việt nam.

Bởi vì theo nữ Phó chủ tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng trò chuyện với báo chí trong nước, thì 2 anh cảnh vệ tiếp cận của bà Tòng Thị Phóng vừa phải làm cảnh vệ giỏi, vừa phải biết uống rượu, để uống đỡ cho Phó Chủ tịch Quốc hội khi đi thăm các địa phương, bị mời uống rượu. Tôi-W.Minh Tuấn-đã từng uống rượu với chị Phóng rồi, nên tôi biết cái việc “uống rượu đỡ” cho lãnh đạo lắm. Khi tôi đi thăm Tuyên Quang năm 1999, trong đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, đi thăm Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, khi đó chị Phóng là Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Trung ương đảng. Hôm đó đồng chí Nữ Bí thư tỉnh ủy Tòng Thị Phóng không uống, mà giao cho 1 cô thư ký trẻ, xinh ơi là xinh, đúng như  câu nói “Chè Thái, gái Tuyên” ra uống thi đấu vò rượu cần với đoàn Hà Nội, hôm đó có cả đoàn của anh Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không miền Bắc Phạm Duy Hiển cũng tham gia.

Anh Hiển uống hăng lắm, chúng tôi cũng cố gắng uống, nhưng đều thua cô gái nữ trợ lý của chị Tòng Thị Phóng. Hầu hết chúng tôi về phòng khách của Nhà khách Tỉnh ủy, đều “cho chó ăn chè” cả.

Thế cho nên khi chị Phóng lên làm Phó Chủ tịch Quốc hội, và theo Luật cảnh vệ, chức vụ Phó chủ tịch Quốc hội có 2 cảnh vệ, thì đồng chí Phóng tâm sự:

“Các em đó vất vả lắm, vừa làm bảo vệ, vừa phải uống đỡ cho chị khi đi thăm các địa phương,,,”.

Thế cho nên các sĩ quan cảnh vệ Việt Nam có lẽ cũng phải biết cả việc uống rượu đỡ cho yếu nhân nữa, chăng?

Ngoài ra, chúng ta biết rằng cảnh vệ-vệ sĩ là người bảo vệ nhân vật quan trọng-yếu nhân, nhưng cảnh vệ đôi khi cũng là con dao hai lưỡi, là hung thủ tiềm ẩn của người được bảo vệ.

Tổng thống Ai cập, Tổng thống Pakistan đã từng bị ngay nhân viên cảnh vệ bắn chết.

Việt Nam ta là nước 1 đảng lãnh đạo, có sự thống nhất về chính trị và lãnh đạo, nên khả năng cảnh vệ gây hại cho lãnh đạo là rất thấp, đến nay chưa hệ có.

Năm 2019 đó, khi làm cảnh vệ cho bà phu nhân Thủ tướng Australia đó, ngoài việc đảm bảo về công tác an ninh cho phu nhân, đại úy Thu Phương cũng đã có một số hành động nhỏ giúp đỡ phu nhân, và được bà nói “Why are you acting so cute?” (tạm dịch: sao bạn lại có hành động dễ thương vậy).

Trước khi đoàn ra về, chị Nhung được các phu nhân bắt tay, vòng tay ôm và nói cảm ơn.

Năm ngoái, cuối năm 2023, đại úy Thu Phương, và nữ thiếu tá Đặng Hồng Nhung được phân công bảo vệ tiếp cận bà phu nhân của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hình ảnh 2 nữ cảnh vệ duyên dáng, mạnh mẽ đứng cạnh nữ đệ nhất phu nhân Trung Quốc được báo chí đăng tải rộng rãi.

Chị Phương chia sẻ sau khi làm nhiệm vụ xong, trở về gia đình thì “mình cũng dành toàn bộ thời gian cho gia đình, cho con cái. Những việc này là thiên chức của phụ nữ, không ai có thể thay thế được”.

Chị nói cấp trên cũng luôn nhân ái, tạo điều kiện cho  các nam, nữ cảnh vệ được nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe sau những lần công tác mệt mỏi.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.