Truyền thuyết thứ 6: Bánh chưng-bánh dày

W.Minh Tuan

Truyền thuyết kể rằng cũng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi chiến thắng giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho con.

Vua đưa ra một cuộc thi đua giữa các con mình, rằng con nào tìm được thức ăn ngon, để bày cỗ có ý nghĩa nhất vào ngày đầu năm, sẽ được truyền ngôi vua.

Các hoàng tử đua nhau tìm của ngon vật lạ, quí hiếm dâng lên vua Hùng.

Riêng hoàng tử thứ 18, tên là Lang Liêu, được thần chỉ dẫn, chỉ dùng gạo nếp làm bánh hình trời đất, dâng lên vua cha. Bánh chưng hình vuông, biểu hiện đất, và bánh dày hình tròn, biểu hiện trời.

Vua Hùng Vương rất khen bánh chưng, bánh dày của hoàng tử Lang Liêu, đã truyền ngôi vua cho hoàng tử Lang Liêu.

Theo Thần phả, Ngọc phả ở xã Hi Cương, ven đền Hùng  ngày nay, tỉnh Vĩnh Phú, thì Vua Hùng Vương thứ 6 tên Vua là Hùng Huy Vương, tên khi húy là Long Tiên Lang, sinh năm 1740 BC, lên ngôi khi 29 tuổi. Và con trai nối ngôi Vua Hùng Vương thứ 6 tên húy là Quốc Lang, sinh năm 1768 BC, lên ngôi vua lúc 18 tuổi.

Theo truyền thuyết bánh chưng, bánh dày này, tên húy của hoàng tử làm bánh chưng, bánh dày, và nhờ đó được nối ngôi Vua Hùng Vương thứ 6, tên là Lang Liêu.

Vậy Lang Liêu, và Quốc Lang là 1 người.

Và hoàng tử Quốc Lang-Lang Liêu làm bánh chưng, bánh dày năm 18 tuổi, và được Vua cha truyền ngôi vào năm đó, khi vừa 18 tuổi.

Và truyền thuyết bánh chưng bánh dày này cũng nói lên rằng, các Vua Hùng Vương không truyền ngôi sau khi mình chết đi, mà truyền ngôi ngay khi mình còn sống, và Vua cha sẽ về hưu, làm Thái Thượng Hoàng, như thời nhà Trần.

Và chính nhờ sự truyền ngôi cho con khi vua cha còn sống là một sự bảo đảm để các con không đánh nhau, tranh giành ngôi vua như các nước vẫn hay xảy ra. Vì vua cha vẫn sống sẽ là một quan tòa, một trụ cột bảo đảm sự đoàn kết giữa các hoàng tử con vua.

Chúng ta biết rằng thời nhà Lý ở Việt Nam ta, sau khi vua Lý Thái Tổ-Lý Công Uẩn băng hà năm 1028, Hoàng tử Phật Mã lên làm vua, lấy tên vua là Lý Thái Tông, thì 3 hoàng tử khác lập tức mang quân riêng vào đánh nhau, định cướp ngôi vua, nên 1 hoàng tử bị giết chết.

Sau khi dẹp yên 3 hoàng tử, Vua Lý Thái Tông năm 1028 đó đã cho làm Lễ Hội thần Đồng Cổ ở hồ Tây, để làm lễ thề “Làm quan bất trung, làm con bất hiếu, thần minh giết chết”.

Nếu các vua nhà Lý cũng có cách làm truyền ngôi cho con khi Vua cha còn sống, như các Vua Hùng Vương đã làm, thì sẽ khó có thể xảy ra chuyện các hoàng tử đánh nhau cướp ngôi như vậy.

Từ thời hoàng tử Lang Liêu đó cách đây hơn 3000 năm, vào các dịp Lễ Tết, là lễ hội quan trọng nhất trong năm, người Việt Nam ta có thói quen làm và ăn bánh chưng, bánh dày, để cúng trời đất, tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, và trời đất, và cha ông, bố mẹ, các bậc tiền bối.

Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày này còn nói lên điều gì nữa?

Nói lên một điều đơn giản, là không có món ăn cao lương mỹ vị nào bằng hạt gạo do người nông dân cần cù làm ra.

Mỗi dịp năm mới là một dịp để chúng ta ăn hạt gạo thấm đẫm mồ hôi của người nông dân, để chúng ta tỏ lòng biết ơn cha mẹ, tổ tiên đã sinh ra mình, nuôi nấng mình, và biết ơn trời đất, thiên nhiên, là môi trường sống của con người.

Bởi vậy hãy quí trọng hạt gạo, hãy quí trọng người lao động, hãy quí trọng trời đất, thiên nhiên, và nay, khi khí hậu toàn cầu đang nóng lên, hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.