Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc

W.Minh Tuan

Vua An Dương Vương thay thế vua Hùng vương thứ 18 vào năm 258 trước CN.

Ở đây có 2 thuyết.

Một thuyết cho rằng vua An Dương Vương của nước Âu Việt xâm chiếm, đánh đổ vua Hùng Vương thứ 18 của nước Lạc Việt, sáp nhập 2 nước Âu Việt, và Lạc Việt làm nước Âu Lạc.

Thuyết thứ hai cho rằng vua Hùng Vương thứ 18 có con gái Mỵ Châu lấy Sơn Tinh, chàng rể Sơn Tinh khuyên vua Hùng Vương nhường ngôi cho vua nước bên cạnh Âu Lạc, là Thục Phán, vì Thục Phán là vị vua hiền, và cùng dòng dõi Bách Việt từ 100 trứng của bà Âu Cơ đẻ ra cách đó hơn 2000 năm.

(Chúng ta bây giờ sống vào năm 2017, cách thời vua Hùng Vương thứ 18 và vua An Dương Vương khoảng 2300 năm trước. Còn thời vua Hùng Vương thứ 18 và vua An Dương Vương Thục Phán, và Sơn Tinh-Thủy Tinh cách thời bà Âu Cơ đẻ ra bọc trứng 100 người con cũng khoảng hơn 2300 năm).

Thuyết thứ hai này phù hợp với di tích Bia Đá Thề trên núi Ngũ Lĩnh, đền Hùng, Vĩnh Phú ngày nay.

Bia Đá Thề này được xây dựng cách đây hơn 1000 năm, vào thời vua Đinh Tiên Hoàng-Đinh Bộ Lĩnh, tức là cũng sau thời kỳ An Dương Vương khoảng hơn 1000 năm.

Thế nhưng thời vua Đinh Tiên Hoàng, và thời vua Hùng Vương 18, cách nhau hơn 1000 năm, về văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển không khác nhau nhiều lắm, không như thời công nghiệp-internet hiện đại ngày nay.

Nên những kí ức ức thời Hùng Vương 1000 năm trước đó, đến thời vua Đinh Bộ Lĩnh 1000 năm sau thì vẫn mới mẻ dường như chuyện mới xảy ra cách đó ít lâu thôi.

Bởi vậy ta hoàn toàn có thể tin được rằng Bia Đá Thề ở đền Hùng-Vĩnh Phú ngay nay là dựa vào những truyền thuyết đáng tin cậy.

Thế nhưng vua An Dương Vương Thục Phán chỉ tồn tại được 51 năm, đến năm 207 trước CN, thì bị Triệu Đà của nhà Hán thôn tính.

Triệu Đà dùng kế gian, đưa con trai Trọng Thủy vào làm con rể vua An Dương Vương, ăn cắp bí mật nỏ thần của vua An Dương Vương, đánh đổ vua An Dương Vương, thiết lập ách cai trị của nhà Hán lên nước Việt Nam ta từ năm 207 trước CN.

Từ đó, các triều đại Trung Quốc cai trị người Việt Nam ta suốt 1146 năm, cho đến năm 938, khi Vua Ngô Quyền nổi dậy, đánh đổ nhà Hán, và năm sau, 939, chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Cụ Trần Trọng Kim có xu hướng xếp 2 lần Bắc thuộc, lần thứ nhất từ năm 111 trước CN, khi Triệu Đà bị nhà Tây Hán đánh đổ, đến năm 40, khi Hai Bà Trưng nổi dậy đánh thắng quân Tây Hán.

Sau đó, cụ Trần Trọng Kim xếp thời kỳ Bắc thuộc lần hai, từ năm 43, sau khi Hai Bà Trưng thất bại, đến năm 939 khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Xếp như vậy là rất sai, vì như vậy, cụ Trần Trọng Kim lặp lại sai lầm của cụ Lê Văn Hưu, coi Triệu Đà là tổ của nước Việt Nam ta.

Chỉ có 1 lần Bắc thuộc duy nhất, đó là khi Triệu Đà đánh đổ vua An Dương Vương năm 207 trước CN, kéo dài đến khi Ngô Quyền thiết lập nền độc lập, xưng là Ngô Vương năm 939, kéo dài 1146 năm.

Nhà Tây Hán đánh đổ Triệu Đà, là đánh đổ một tướng phản nghịch của nhà Tần, để thống nhất việc cai trị dân Việt Nam ta, chứ không phải đánh đổ vua nước Việt Nam ta.

Triệu Đà chưa bao giờ là vua của nước Việt Nam ta, và sẽ không bao giờ là vua của nước Việt Nam ta, mà chỉ là một kẻ ngoại bang thống trị dân ta thôi.

Câu hỏi thứ nhất đặt ra là vì sao vua An Dương Vương bị thua Triệu Đà, để cho dân Việt Nam ta bị nhà Hán áp bức, cai trị tới hơn 1000 năm?

Có lẽ phần nói về thời kỳ Hùng Vương ở Chương 1 đã giải đáp khá rõ cho câu hỏi này.

Thứ nhất, người Việt Nam ta gần 3000 năm thời kỳ Hùng Vương sống trong hòa bình, hầu như không có chiến tranh, nên về mặt chiến tranh, chúng ta không biết đánh nhau, không chuẩn bị các vũ khí, thành quách kiên cố cần thiết, không huấn luyện quân đội đầy đủ, để phòng vệ đất nước một cách đầy đủ, chu đáo.

Thứ hai, về mặt tinh thần, người Việt Nam ta khi đó cũng không bao giờ nghĩ nước Văn Lang, Lạc Việt, Âu Lạc một ngày nào đó sẽ bị kẻ thù phương Bắc xâm chiếm.

Chúng ta đã sống gần 3000 năm yên ổn, không có ai xâm lược nước ta, vậy thì không có khả năng đánh nhau lắm, không nghĩ sẽ có người xâm lược ta, là một tâm lý đương nhiên.

Bởi vậy khi Triệu Đà dùng kế nham hiểm cho con trai Trọng Thủy sang kết hôn với Mỵ Nương, để ăn cắp các bí mật quân sự của người Việt Nam ta, như đã nói ở phần trên, thì chúng ta bị thua dễ dàng.

Nhưng có một câu hỏi thứ hai, đó là, vì sao dân Việt Nam ta bị giặc phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm, nhưng dân Việt Nam ta không bị đồng hóa? không bị Hán hóa?

Người Việt Nam ta chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán, nhưng chúng ta không bị Hán hóa, như nhiều dân tộc khác bị người Hán đô hộ, và bị Hán hóa chỉ sau vài trăm năm.

Câu hỏi này đến nay vẫn tiếp tục gây chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước, cũng như nước ngoài.

Có lẽ cũng chính tính cách dân tộc Việt yêu hòa bình, vị tha, nhân ái, bình đẳng được xây từ thời kỳ Hùng Vương, đã làm cho dân tộc Việt Nam ta vững vàng, không bị thay đổi nhiều lắm trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

 

Nếu tính cách yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam ta là một trong những nguyên nhân khiến cho ta bị thua thời An Dương Vương, thì cũng chính tính cách yêu hòa bình đó đã khiến cho dân Việt Nam ta không thể chấp nhận việc bị ngoại bang đô hộ, cai trị.

Và đó là nguyên nhân quan trọng tạo nên một loạt các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nahf Hán phương Bắc trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Thử liệt kê các cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị 1000 năm Bắc thuộc ở nước ta:

Đầu tiên là Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40-43. Như vậy từ khi Triệu Đà đặt ách đô hộ lên nước ta từ năm 207 trước CN, phải 247 năm sau, nước ta mới có cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Hai Bà Trưng chống nhà Hán. Và cuộc khởi nghĩa đầu tiên này là của 2 phụ nữ, không phải của hai đàn ông, cho thấy chế độ Mẫu Quyền rất mạnh ở Việt Nam ta.

Thứ hai là Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, tức là sau 245 năm kể từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Cuộc khởi nghĩa thứ hai này cũng của một phụ nữ, không phải của một đàn ông.

Thứ ba, Khởi nghĩa Lý Bí, tức Lý Nam Đế, hay còn gọi là nhà Tiền Lý, năm 544-602, sau khởi nghĩa Bà Triệu 298 năm. Lý Nam Đế đánh thắng nhà Lương, tự lên làm vua, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Thứ tư, khởi nghĩa Mai Hắc Đế năm 722, sau khởi nghĩa Lý Nam Đế 120 năm.

Thứ năm, khởi nghĩa Phùng Hưng-Bố Cái Đại Vương năm 791, sau khởi nghĩa Mai Hắc Đế 69 năm.

Thứ sáu, cha con Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ được nhà Hán phong làm Tiết độ sứ năm 906-917, sau khởi nghĩa Phùng Hưng 15 năm.

Ta không gọi đây là khởi nghĩa, vì ông Khúc Thừa Dụ quê ở Hải Dương, và con là Khúc Hạo, cháu là Khúc Thừa Mỹ, được nhà Hán đời Ngũ Quí khi đó cử làm Tiết độ sứ, cai quản nước ta.

Đây là lần đầu tiên trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, người Việt Nam ta được nhà Hán cho phép tự cai quản nước ta, do phía nhà Hán nội chiến liên miên, trong 52 năm, từ năm 907, đến năm 959, có tới 5 triều đại thay nhau nắm quyền bên nước Hán, nên sử gọi là thời Ngũ Quí.

Cha con ông Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo là người nhân từ, độ lượng, được nhân dân Việt yêu mến, nên phía nhà Hán đành để cho 2 cha con ông Khúc Thừa Dụ-Khúc Hạo làm Tiết độ sứ.

Đến năm 917, ông Khúc Thừa Mỹ, con ông Khúc Hạo, có ý không phục nhà Nam Hán, định xây dựng nền độc lập, nên nhà Nam Hán cử quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đưa về Hán.

Thứ bảy, khởi nghiã Ngô Quyền, năm 938, sau ông Khúc Thừa Mỹ 21 năm, chấm dứt thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Có thể nói, nếu không có vai trò yêu nước của cha con ông Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, thì không thể có khởi nghĩa Ngô Quyền chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. Vì ông Ngô Quyền nguyên là tướng của ông Dương Diên Nghệ, và Dương Diên Nghệ là tướng của Khúc Hạo.

 

Có thể nói, các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc đã rèn luyện cho dân tộc Việt Nam ta biết chiến đấu, biết dũng cảm, ngoan cường, thông minh, sáng tạo, biết cách đánh, và dám đánh.

Và người Hán không thể ngờ được rằng cái dân tộc nhỏ bé, bị cai trị tới hơn 1000 năm đó, lại có thể chiến đấu tài giỏi, ông Ngô Quyền dùng mưu cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để đánh bại quân Nam Hán, giết chết tướng Hoàng Thao của nhà Nam Hán.

Như vậy chính tinh thần yêu hòa bình của người Việt Nam đã khiến vua An Dương Vương thua Triệu Đà, khiến cho chúng ta bị giặc Tàu đô hộ hơn 1000 năm.

Nhưng cũng chính tinh thần yêu hòa bình đó đã khiến cho nhân dân Việt Nam ta không thể chấp nhận việc bị kẻ khác đô hộ, đè đầu cưỡi cổ, nên đã luôn luôn khởi nghĩa chống lại giặc Hán.

 

Và các cuộc khởi nghĩa liên miên đó đã rèn luyện cho dân tộc Việt Nam ta trở thành một dân tộc thiện chiến, ngoan cường, đồng thời lại biết đoàn kết, thương yêu lẫn nhau, tạo nên sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam.

Tinh thần yêu hòa bình đó từ thời Hùng Vương cũng đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam ta, tạo nên sức mạnh dân tộc, khiến cho người Việt Nam ta không bị đồng hóa, dù bị tới hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Đây chính là cái lo-gic của tinh thần yêu hòa bình của người Việt Nam ta từ thời Hùng Vương truyền lại cho người Việt Nam ta cho đến ngày nay.

Nhưng 1000 năm Bắc thuộc cũng để lại những dấu ấn vô cùng mạnh mẽ, khiến cho dân tộc Việt Nam đã bị thay đổi nhiều, làm hủy hoại rất nhiều các giá trị văn hóa, tinh thần đáng quí của người Việt Nam ta, nhưng đồng thời người Việt ta cũng tiếp thu được những giá trị đáng quí, tốt đẹp của văn hóa Hán.

Nhà sử học Mỹ K.W Taylor đã nói rất đúng:

“Vietnamese history as we know it today could not exist without Chinese history”.

-Lịch sử Việt Nam như chúng ta biết ngày nay đã không thể tồn tại mà thiếu lịch sử Trung Quốc.

Thế nhưng nếu chúng ta không bị 1000 năm Bắc thuộc, thì hẳn lịch sử Việt Nam ta đã không như ngày nay, sẽ tốt đẹp hơn, các giá trị văn hóa lâu đời, đáng quí từ thời Hùng Vương, như sự nhân ái, bình đẳng, độ lượng,,, sẽ được duy trì và phát triển đến tận ngày nay.

Chúng ta biết 18 đời Vua Hùng Vương truyền ngôi cho nhau không hề có sự tranh giành ngôi báu của nhau. Hơn nữa, các vua Hùng còn dùng tên hiệu vua chung, không dùng tên hiệu vua riêng của từng người, cho thấy sự thân thiện, bình đẳng, không phân biệt lợi ích riêng của từng vị vua, không cho mình là hơn người khác.

Thế mà, sau hơn 700 năm bị người Tàu đô hộ, lần đầu tiên người Việt Nam ta có sự tranh giành ngôi báu của nhau, trong cuộc khởi nghĩa Lý Nam Đế năm 544-602.

Vua Lý Bí đánh thắng nhà Lương, tự lập nước Vạn Xuân, tự phong tên hiệu Lý Nam Đế.

Nhà Lương cử quân sang đánh. Lý Nam Đế lui quân về vùng hồ Điển Triệt, (thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú ngày nay), sau đó ốm chết vào năm 548.

Tướng của Lý Nam Đế là Triệu Quang Phục, lên thay, tự phong là Triệu Việt Vương, lui quân về đầm Dạ Trạch, và được vợ chồng Chử Đồng Tử, Tiên Dung hiện về giúp cho móng rồng làm vũ khí chống nhau với quân Lương.

Nhưng vào năm 577, một người họ hàng với Lý Nam Đế tên là Lý Phật Tử cũng nổi lên, cầm quân chống nhau với quân Lương, đồng thời đánh nhau với Triệu Việt Vương để tranh giành ngôi vua.

Sự việc Lý Phật Tử đánh nhau với Triệu Việt Vương để tranh giành ngôi vua năm 577 là sự kiện đầu tiên tranh giành ngôi vua ở Việt Nam ta.

Điều này chắc chắn có ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, sau hơn 700 năm nước ta bị người Tàu đô hộ, thì cái tính cách tranh giành ngôi báu của nhau bắt đầu xuất hiện trong người Việt Nam ta.

Hơn nữa, tuy Lý Bí-Lý Nam Đế là người quê Thái Bình, nhưng gốc vốn người bên Tàu, sang nước ta lánh nạn đã 7 đời, đã trở thành người Việt Nam.

Thế nhưng có lẽ cái tính chất ganh nhau ngôi báu của người Tàu vẫn còn rơi rớt trong dòng họ Lý Bí chăng?

Kể từ cuộc tranh giành ngôi báu đầu tiên đó vào năm 577 trong lịch sử nước Việt Nam ta, thì trong người Việt Nam ta cũng xuất hiện nhiều tính cách xấu như người Tàu, đó là sự độc ác, sự độc tài, sự nham hiểm, sự phũ phàng, sự tranh cướp ngôi vua,,,là những tính cách mà gần 3000 năm thời kỳ Hùng Vương người Việt Nam ta không có.

Nhiều ông vua thời phong kiến của ta có những tính cách độc ác, bẩn thỉu không khác gì các ông vua độc ác ở bên Tàu, như vua Lê Ngọa Triều thời Tiền Lê-Lê Đại Hành, Lê Uy Mục thời Hậu Lê-Lê Lợi,,,.

Và bây giờ, thêm sự phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp, làm mất đi tính đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta, tiếp tục hủy diệt văn hóa Việt Nam.

1000 năm Bắc thuộc không làm cho con đấu bố, vợ đấu chồng, an hem trong nhà đấu, tố lẫn nhau như trong Cải cách ruộng đất năm 1954-1956.

Hơn 1000 năm phong kiến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Trịnh-Nguyễn phân tranh không kìm hãm người tài, không có chủ nghĩa lý lịch.

Gần 100 năm người Pháp đô hộ nước ta không biến các đình, chùa, miếu mạo thành kho chứa phân, thành nhà trẻ, trường học, cho trẻ con ỉa đái lên tượng phật.

Và các Nhóm lợi ích ngày nay đang câu kết với một số kẻ quan tham, đang âm mưu đuổi các trường học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Hà Nội, bằng Quyết định số1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 do Nguyễn Tấn Dũng ký, về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, để lấy đất xây nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê,,,.

Đuổi trường học, bệnh viện ra khỏi trung tâm thủ đô Thăng Long nghìn năm văn hiến là điều chưa từng có trong lịch sử hơn 4000 năm của Việt Nam ta.

Nếu Bác Hồ còn sống, chắc Bác không cho làm như thế đâu.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.