Tính nhân đạo thời nhà Lê

W.Minh Tuan

Bối cảnh.

Cuối đời nhà Trần, tình hình đất nước và Triều đình Việt Nam ta cũng xảy ra tương tự thời cuối đời nhà Lý: đất nước loạn lạc, giặc giã nổi lên như ong, Vua quan bạc nhược, ít lo điều hành đất nước, chủ yếu lo lấn át, cướp quyền của nhau.

Hồ Quí Ly (1336-1407) có 2 người cô đều là vợ Vua Trần, một người cô sinh ra Vua Trần Minh Tông, một người cô sinh ra Vua Trần Nghệ Tông.

Bởi vậy Hồ Quí Ly được tin dùng, cất nhắc lên chức vụ cao là Thống chế Đô hải Tây, lại được Vua Trần gả con gái cho.

Thời Vua Trần Minh Tông (làm Vua 15 năm: 1314-1329, làm Thượng Hoàng 19 năm: 1339-1358), tình hình nhà Trần tương đối ổn định, Triều đình có các vị quan tài giỏi như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An,,,.

Khi đó Hồ Quí Ly còn nhỏ.

Sau khi Vua Trần Minh Tông mất năm 1358, đời các Vua Trần kế tiếp sau rất thối nát.

Triều Vua Trần Dụ Tông (1341-1369), cụ Chu Văn An đã phải làm tờ Sớ xin chém 7 tên nịnh thần.

Vua Trần Dụ Tông không nghe theo tờ Sớ, nên cụ Chu Văn An cởi mũ, treo áo từ quan, về ở ẩn ở quê Chí Linh, Hải Dương.

Vua cha Thượng hoàng Trần Nghệ Tông là em họ Hồ Quí Lý (vì bà cô của Hồ Quí Ly lấy Vua Trần, sinh ra Vua Trần Nghệ Tông) đã phong cho Hồ Quí Ly làm chức Phụ chính Thái sư, được ra vào cung cấm để dạy học cho Vua con là Trần Thuận Tông, làm Vua khi mới 13 tuổi.

Khi đó, Hồ Quí Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần.

Trước tiên, Hồ Quí Ly ép Vua Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho con trai mới 3 tuổi làm Vua, là Vua Trần Thiếu Đế, còn Vua Trần Thuận Tộng phải làm Thượng Hoàng, năm 1398.

Nhưng Vua Trần Thuận Tông làm Thượng hoàng chỉ được 1 năm, thì Hồ Quí Ly cho người đến giết chết Thượng Hoàng Trần Thuận Tông vào năm 1399.

Kịch bản này hầu như lặp lại câu chuyện ông Trần Thủ Độ giết chết Vua Lý Lý Huệ Tông năm 1225, để cướp ngôi nhà Lý.

Nay Hồ Quí Ly muốn cướp ngôi nhà Trần, cũng lặp lại kịch bản gần giống như của ông Trần Thủ Độ gần 200 năm trước.

Vua Trần Thiếu Đế làm Vua được 2 năm, đến năm 1400, khi Vua 5 tuổi, bị Hồ Qúi Ly ra quyết định phế bỏ, giáng xuống làm Bảo Ninh Đại Vương, và Hồ Quí Ly tự lên làm Vua, đặt quốc hiệu Đại Ngu.

Và ông vua 5 tuổi Trần Thiếu Đế tất nhiên đồng ý cho Hồ Qúy Ly làm Vua. Bởi vì một đứa bé mới 5 tuổi, thì bảo gì mà nó chẳng phải nghe.

Nhưng sự tàn bạo của Hồ Quí Ly thì vượt xa ông Trần Thủ Độ. Hồ Quí Ly cho bắt giết hết 380 công thần của triều đình nhà Trần có ý muốn chống lại Hồ Quí Ly, trong đó có cả vị tướng lừng danh Trần Khát Chân.

Dòng họ Hồ Quí Ly nguyên gốc ở bên Tàu, sang ở nước ta đã lâu, nhưng có lẽ cái tính tàn bạo của người Tàu vẫn còn lại trong con người Hồ Quí Ly chăng?

Nhà Minh bên Trung Quốc chỉ đợi có thế, liền mượn cớ Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, đưa quân sang xâm lược nước ta.

Lòng dân ai oán căm ghét Hồ Quí Ly tàn bạo, cướp ngôi nhà Trần, nên không theo sự chỉ huy của cha con Hồ Quí Ly để chống nhau với quân Minh, nên Hồ Quí Ly bị thua.

Cha con Hồ Quí Ly lại có một việc làm nhục nhã nữa, là tự trói mình đầu hàng quân Minh, vào năm 1407, chấm dứt triều đại ngắn ngủi của nhà Hồ kéo dài có 7 năm, từ năm 1400 đến năm 1407.

1-Sự nhân đạo của Vua Lê Lợi.

Quân Minh xâm lược nước Việt Nam ta năm 1407, đến năm 1428 mới bị Vua Lê Lợi đánh bại.

Trong 12 năm đầu, từ năm 1407, đến năm 1418, quân Minh làm rất nhiều việc tàn bạo, bóc lột dân ta rất thậm tệ, và nhất là muốn đồng hóa triệt để người Việt Nam ta, là việc làm mà 1000 Bắc thuộc trước kia đã thất bại.

Quân Minh cho phá hủy một loạt các công trình văn hóa của Việt Nam ta, và lấy hầu hết các bộ sách quí của người Việt Nam ta, đưa về Trung Quốc, như bộ Hình Thư của Vua Lý Thái Tông thời nhà Lý, Hình Luật của Vua Trần Thái Tông thời nhà Trần, Vạn Kiếp bí truyền của Trần Hưng Đạo,,,.

Tất cả các bộ sách quí này của Việt Nam ta nay đều đã thất truyền, chỉ còn biết tên gọi. Phía bên Trung Quốc cũng nhiều cuốn nói trên không tìm thấy, có lẽ Tàu đã cho phá nhiều bộ sách quí đó, để hòng tiêu diệt nền văn hóa rực rỡ của Việt Nam ta các triều Lý, Trần chăng?

Vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn, Thanh Hóa từ năm 1418, có rất nhiều người giỏi giúp sức, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo,,,.

Đến năm 1428, khởi nghĩa thắng lợi, hơn 5 vạn quân Minh đầu hàng.

Khi đó có nhiều người tâu lên muốn giết tù binh nhà Minh để trả thù.

Khi đó, Vua Lê Lợi trả lời rằng:

“Trả thù báo oán là lẽ thường tình của người đời. Nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điều xấu không gì lớn bằng.

Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát, mà mang tiếng với muôn đời, là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng phải lớn hơn sao?”.

Sau đó Vua Lê Lợi ra lệnh cấp cho quân Minh đầu hàng 500 thuyền, 2 vạn ngựa, cùng lương thực, thực phẩm, quần áo,,,để quân Minh về nước.

Các tướng Minh như Phương Chính, Sơn Thọ, Hoàng Phúc, Mã Anh, Mã Kỳ,,,đều rơi nước mắt cảm động, dẫn quân về nước.

Tướng nhà Minh Vương Thông trước khi từ biệt về nước, đã ngồi nói chuyện thâu đêm với Vua Lê Lợi,

Vua Lê Lợi sai đem trâu, rượu biếu, và trả lại cờ thêu, trướng vẽ bắt được của quân Minh.

Có thể nói, trên thế giới ít có dân tộc nào có lòng nhân đạo như Vua Lê Lợi của người Việt Nam ta.

Sau khi chiến thắng quân Minh, Vua Lê Lợi xuống chiếu bãi bỏ các loại thuế khóa nông nghiệp cho dân trong 2 năm.

Sau đó, Vua Lê Lợi có chiếu chỉ cho Ngôn quan-Quan có trách nhiệm can gián Vua, như sau:

“Nếu thấy Trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, ngược hại lương dân, thưởng công phạt tội không đúng, không theo đúng phép xưa, hay các đại thần, quan lại, tướng hiệu, quan chức trong ngoài không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên tư phi pháp, thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay.”

Việc làm này của Vua Lê Lợi cũng giống như Vua Lý Nhân Tông thời nhà Lý trước đó gần 400 năm, đã ra chiếu “Cầu lời nói thẳng” hồi năm 1072.

Sau đó, Vua Lê Lợi lại ra chiếu chỉ để chấn chỉnh về kỷ cương phép nước như sau:

“Từ nay về sau, nếu viên quan nào bàn một việc gì, đều phải lấy việc quân, việc dân làm điều cần kíp, không được đem tình lý riêng tư làm đầu”.

Mặc dù là một vị Vua vĩ đại, và nhân từ nổi tiếng trong lịch sử nước Việt Nam ta, nhưng Vua Lê Lợi cũng có 2 việc làm tàn bạo khiến cho lịch sử phê phán. Đó là ông nghi ngờ hai đại tướng có công lớn trong chiến tranh chống quân Minh, là tướng Phạm Văn Xảo, và tướng Trần Nguyên Hãn.

Vua Lê Lợi có ý nghi ngờ hai tướng này có ý làm phản, khiến hai tướng phải tự sát chết.

2-Vụ án oan của Cụ Nguyễn Trãi.

Trong toàn bộ lịch sử văn hiến gần 5000 năm của dân tộc Việt Nam, có lẽ vụ án oan của Cụ Nguyễn Trãi thời Lê là vụ án oan lớn nhất, là bài học chung để nhắc nhở mọi người Việt Nam ta hãy cố gắng sống nhân từ, độ lượng hơn nữa, đừng để xảy ra thêm những vụ án oan nào nữa.

Cụ Nguyễn Trãi quê ở Hà Tây, sinh năm 1380, mất năm 1442 (bị chém đầu oan).

Cụ Nguyễn Trãi là vị tướng có công lớn nhất trong giúp Vua Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Không những thế, cụ Nguyễn Trãi còn là nhà văn hóa vĩ đại nhất trong lịch sử hơn 4000 năm của nước Việt Nam ta.

Cụ Nguyễn Trãi đã soạn bản Bình Ngô Đại Cáo năm 1427, với những lời lẽ bất hủ sau đây:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Bờ cõi, sông núi đã riêng,

Phong tục Bắc-Nam cũng khác”.

Với bản Bình Ngô Đại Cáo, nước Việt Nam ta lần đầu tiên tuyên bố về nước Việt Nam văn hiến, độc lập, khẳng định sự khác nhau về văn hóa và địa giới giữa Trung Quốc và Việt Nam ta.

Ngoài bản Bình Ngô Đại Cáo ra, Cụ Nguyễn Trãi còn viết bài Văn bia Vĩnh Lăng ở Lam Sơn, Thanh Hóa, viết các bộ sách nổi tiếng như Quân trung Từ mệnh tập, Ức Trai  Thi tập, Quốc âm Thi tập, Ức Trai di tập, Ngọc đường di cảo, Gia Huấn ca,,,.

Vụ án oan của Cụ Nguyễn Trãi tóm tắt như sau:

Vua Lê Lợi mất năm 1433, khi 49 tuổi. Thái Tử Nguyên Long lên ngôi Vua, là Lê Thái Tông, khi mới 11 tuổi.

Sau việc hai tướng Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn tự sát vì bị Vua Lê Lợi nghi ngờ oan, Cụ Nguyễn Trãi xin từ quan, về hưu, và về ở ẩn ở núi Chí Linh, Hải Dương ngày nay.

Có lẽ Cụ Nguyễn Trãi cảm thấy có thể cụ cũng sẽ bị Vua Lê Lợi nghi ngờ, nên cụ tránh trước.

Thế nhưng số phận nghiệt ngã vẫn không buông tha cụ Nguyễn Trãi. Hay nói đúng hơn, số phận nghiệt ngã vẫn không buông tha dân tộc Việt Nam ta, cho dù nước ta đã có hơn 4000 năm văn hiến đáng tự hào, với thời kỳ các Vua Hùng Vương gần 3000 năm sống trong nhân từ và độ lượng, với các chiến thắng oai hùng thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, 3 lần chiến thắng quân Nguyên, và bây giờ chiến thắng quân Minh.

Một dân tộc oai hùng và văn hiến như vậy, mà để xảy ra một vụ án oan ngút trời như vậy?

Và vụ án oan đó xảy ra với ai?

Xảy ra với Cụ Nguyễn Trãi, một nhà văn hóa nổi tiếng nhất trong lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam ta.

Thật là nghiệt ngã.

Thật là bất công.

Cụ Nguyễn Trãi về núi Chí Linh ở ẩn, đi cùng cụ có người thiếp yêu Nguyễn Thị Lộ, nhan sắc hơn người, trẻ trung, và đàn hát rất hay.

Có thể nói cụ Nguyễn Trãi cũng là người lãng mạn.

Nhưng liệu có bậc vĩ nhân nào trên thế giới mà không lãng mạn không?

Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng có một cô bồ bốc lửa ở ngay trong Nhà Trắng là gì?

Tổng thống Pháp François Mitterrand cũng có con riêng, và có nhiều cô bồ trẻ, không phải chỉ có một cô bồ như Tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Người thiếp yêu của cụ Nguyễn Trãi là nguyên cớ của vụ án oan của cụ Nguyễn Trãi.

Vì ông Vua trẻ Lê Thái Tông lên ngôi khi 11 tuổi, và đến năm 20 tuổi, ông Vua này thích người thiếp yêu của cụ Nguyễn Trãi, nên có một lần ghé thăm cụ Nguyễn Trãi ở núi Chí Linh, ông Vua trẻ Lê Thái Tông hỏi mượn cô thiếp yêu của Nguyễn Trãi vài hôm chỉ để “nghe nàng đát hát cho vui” thôi.

Với cái lý do “chỉ để nghe nàng Thị Lộ đàn hát cho vui” đó, Cụ Nguyễn Trãi không thể không bằng lòng.

Ông Vua trẻ 20 tuổi, và nàng Thị Lộ nhan sắc hơn người, đàn hay, hát giỏi lên thuyền đi từ huyện Chí Linh về Thăng Long, và trên đường đi, thuyền ghé vào một vườn vải ở gần Hải Dương ngày nay.

Vua và nàng Thị Lộ ghé lên bờ, vào một vườn vải đầy thơ mộng, vườn Lệ Chi Viên, dưới đêm trăng, và trong đêm trăng sáng đầy thơ mộng, Vua và cô gái Nguyễn Thị Lộ cùng uống rượu, và Vua nghe cô Nguyễn Thị Lộ gảy đàn và hát dưới trăng.

Thế rồi cái cơ thể ốm yếu của Vua không chịu nổi cái lạnh của đêm sương, cộng với rượu, với gái, nên sáng hôm sau, Vua từ giã cõi đời, để lại vụ án oan âm mưu giết Vua khoác lên đầu cụ Nguyễn Trãi.

Bởi vì trước đó, khi Vua Lê Lợi khi chọn Thái tử nối ngôi Vua, cụ Nguyễn Trãi tỏ ý không thuận theo ông Vua trẻ này.

Thế cho nên mẹ vị Vua trẻ này, cùng với những tên tham quan theo phía bà đó, đã lập tức vu oan giáng họa trả thù cụ Nguyễn Trãi, ghép tội âm mưu giết Vua cho Cụ Nguyễn Trãi.

Nàng Thị Lộ bị bắt giam tra tấn để ép cung phải khai ra âm mưu giết vua của Cụ Nguyễn Trãi, nên Cụ Nguyễn Trãi và cả 3 họ của Cụ bị kết án chu di tam tộc, hơn 300 người đều bị chém, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến đầu tóc bạc phơ của cụ Nguyễn Trãi, khi đó, 62 tuổi, đều bị chém đầu, vào năm 1442, 15 năm sau chiến thắng quân Minh.

Trong khi cụ Nguyễn Trãi về ở ẩn ở núi Chí Linh, cụ đã làm nhiều bài thơ với tâm trạng u uất, thở dài về thời thế, về sự phũ phàng, phụ bạc, có lẽ cụ Nguyễn Trãi muốn ám chỉ đến sự vô tình của Vua Lê Lợi chăng.

Bài thơ Tự Thán do cụ Nguyễn Trãi làm trong thời gian này, viết bằng chữ nôm, Quốc âm (viết theo chữ Hán, đọc theo tiếng Việt), vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay, như sau:

“Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,

Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay,

Chắc chi thiên hạ đời nay,

Mà đem non nước làm rày chiêm bao,

Đã buồn về trận mưa rào,

Lại đau về nỗi ào ào gió đông,

Mây trôi nước chảy xuôi dòng,

Chiếc thuyền lơ lửng trên sông một mình.”

Rất may sau đó, vị Vua nhân từ Lê Thánh Tông đã xuống chiếu, minh oan cho cụ Nguyễn Trãi, và cho cả 2 tướng Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, hơn 30 năm sau, vào năm 1465.

3-Vua Lê Thánh Tông, vị Vua được đánh giá vĩ đại nhất trong lịch sử thời phong kiến ở nước Việt Nam ta.

Vua Lê Thánh Tông sinh năm 1442, đúng vào năm cụ Nguyễn Trãi bị giết. Vua lên ngôi năm 1460, khi 18 tuổi, ở ngôi 37 năm, đến năm 1497.

37 năm làm Vua của Vua Lê Thánh Tông đã làm được những việc vĩ đại như sau:

A-Hoàn thiện bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.  Lần đầu tiên nước Việt Nam ta có Lục Bộ, tức 6 Bộ, là :

1-Bộ Lại, tức Bộ lo về việc bổ nhiệm quan lại, giống chức năng của Ban Tổ chức Trung ương, và Bộ Nội vụ bây giờ gộp lại.

2-Bộ Hộ, là Bộ lo về quản lý dân cư, hộ khẩu, phát triển nguồn nhân lực.

3-Bộ Lễ, là Bộ lo về các lễ nghi, cúng tế, quần áo quốc phục, phẩm phục, văn hóa, thể thao, tiếp sứ nước ngoài,,,của Triều đình, giống như Bộ Ngoại Giao ngày nay.

4-Bộ Công, lo về phát triển kinh tế, xây dựng cung điện, thành quách, đê điều, đường xá,,,.

5-Bộ Binh, lo về quân sự.

6-Bộ Hình, lo về luật pháp, xét xử, kiện tụng,,,.

B-Về quản lý địa phương, khi đó, Vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 Thừa tuyên, giống như 13 tỉnh, là:

1-Thanh Hóa,

2-Nghệ An,

3- Sơn Nam, tức Thiên Trường, Nam Định ngày nay,

4-Sơn Tây

5-Kinh Bắc, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay,

6-Hải Dương,

7-Thái Nguyên,

8-Tuyên Quang,

9-Hưng Hóa, gồm các tỉnh như Lai Châu, Sơn La,,, ngày nay,

10-Lạng Sơn,

11-An Bang, là khu vực các tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang,,,ngày nay,

12-Thuận Hóa, là các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay,

13-Quảng Nam.

Trong 13 Tỉnh-Thừa tuyên đó, chia thành 52 Phủ, 172 Huyện và 50 Châu, 8006 Xã, Thôn, Phường, Trang, Sách, Động,,,.

Ngày nay, nước Việt Nam ta có khoảng 10.000 xã phường, có thể nói vẫn gần giống với cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương thời Vua Lê Thánh Tông.

Điều đó cho thấy bộ máy Nhà nước thời Vua Lê Thánh Tông khá hoàn thiện, không thua kém bộ máy Nhà nước ngày nay lắm. Thậm chí, có mặt cò tốt hơn ngày nay, ví dụ chỉ có 6 Bộ, chứ không phải xấp xỉ 20 Bộ như ngày nay, nên bộ máy Nhà nước thời Vua Lê Thánh Tông gọn nhẹ, hiệu quả hơn, tiết kiệm tiền thuế má của nhân dân hơn.

Thời Vua Lê Thánh Tông không có lực lượng công an, không có kiểm sát, mà an ninh vẫn được giữ vững, chỉ cần quân lính của Triều đình vừa giữ an ninh quốc phòng, vừa giữ an ninh công cộng, rất gọn nhẹ, hiệu quả.

Thời Vua Lê Thánh Tông, chỉ cần 1 bộ Công là thay thế các bộ Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Thương Mại,,,,

C-Về Canh Nông, Vua Lê Thánh Tông coi trọng phát triển nông nghiệp, đặt các quan Hà Đê để phát triển hệ thống đê điều, và quan Khuyến Nông để giúp nông dân phát triển nông nghiệp.

Vua lập ra 42 Sở đồn điền để phát triển các vùng đất hoang, và giúp nông dân khi mất mùa, đói kém.

Vua cho lập các Nhà tế sinh, giống như các Bệnh viện ngày nay, để khám bệnh, điều trị bệnh cho dân.

Ở các cánh đồng, các đê điều, Vua Lê Lợi cho xây các Điếm canh, và Điếm nghỉ, để cho người trú ở đó đẻ trong coi đê điều, và ở các các cánh đồng, có các Điếm Nghỉ, cho dân đi làm đồng vất vả có chỗ ngồi nghỉ, tránh mưa, tránh nắng.

Tôi vẫn nhớ khi tôi nhỏ, đi chơi ngoài các cánh đồng, vẫn nhìn thấy các điếm nghỉ đó, rất nhân đạo, rất đầm ấm, cảm thấy dù Nhà nước ở xa xôi đâu đó, nhưng vẫn quan tâm đến người dân.

D-Việc sửa đổi phong tục, tập quán của dân.

Ví dụ Vua lê Thánh Tông không cho làm chùa mới, để tiết kiệm tiền của của dân. Vua nghiêm cấm các tệ chè chén bê tha, ăn uống xa hoa lãng phí.

Vua Lê Thánh Tông đặt ra 24 điều phép tắc cho các gia đình phải tuân thủ, như:

  1. Cha mẹ dạy con phải có phép tắc, ăn nói, thưa gửi lễ độ, lịch sự.
  2. Người Gia trưởng phải tự mình giữ phép tắc để cho cả gia đình noi theo.
  3. Vợ chồng cần kiệm làm ăn, ân nghĩa vẹn toàn. Năm 1473, Vua xuống chiếu nêu rõ:“Người vợ không phạm tội thì không được ruồng bỏ. Kẻ nào dám rượu chè bừa bãi, gia đạo không nghiêm, kẻ nào không có mối lái mà dám vụng trộm, tư thông, thì phải trị tội.”
  4. Làm kẻ tử đệ nên yêu mến anh em, hòa thuận với Hương đảng, phải lấy lễ nghĩa mà cư xử.
  5. Ở chốn Hương đảng, cùng quê, cùng tông tộc, có việc hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau.

6-Đàn bà có lỗi mà cha mẹ chồng và chồng đã răn dạy, thì không được trốn về, phải tự sửa mình.

8-Kẻ sĩ phu nên quí phẩm hạnh, giữ phép quan, không được xu nịnh kẻ quyền thế để cậy thế làm càn.

9-Kẻ điển lại ghi chép sổ sách, hồ sơ, án tụng không được làm việc dối trá, thay đổi án từ, nếu bị phát hiện sẽ bị trừng trị không tha.

10-Kẻ thương mại buôn bán phải tùy thời giá mà buôn bán, phải buốn bán thật thà, không được tụ tập bè đảng đẻ thay đổi cân đong, thưng đấu.

11-Các hàng quán bên đường có phụ nữ xa đến ở trọ, thì phải phòng giữ bảo vệ chu đáo, không được để người ta bị hà hiếp. Nếu bị phát giác hà hiếp phụ nữ, thì cả thủ phạm và chủ nhà đều bị nghiêm trị.

12-Các Thôn, Xã phải chọn người già cả, đạo đức làm Trưởng, để răn dạy lễ giáo cho người trong Xã, Thôn.

13-Trong Hạt, Phủ, Huyện có kẻ cường hào, ức hiếp người ta, bắt nạt kẻ cô độc, xúi dục người ta đi kiện tụng sẽ bị nghiêm trị.

14-Các nhà Vương, Công, Đại thần, có quyền thế, mà dung túng kẻ tiểu nhân, cho bọn chúng đi ức hiếp người khác, ép mua rẻ các đồ vật, cướp đất đai của người khác, sẽ bị trọng trị.

15-Những người làm quan Phủ, Huyện phải biết dạy dân làm điều lễ nghĩa. Nếu ai không chăm chỉ dạy dân thì không xứng chức vụ phải thay.

16-Người Huynh trưởng của các gia đình mà biết dạy bảo con em biết sống lễ nghi, gia giáo, thì các Phủ, Huyện phải tâu lên Vua để khen thưởng,,,.

Có thể nói, các điều dạy của Vua Lê Thánh Tông về văn hóa nêu trên đáng để cho người dân Việt Nam ta ngày nay học tập và làm theo.

Chúng ta không nên nói vơ đũa cả nắm, rằng “bọn Phong kiến thối nát”.

Các Cụ Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Lý Thái Tổ ,,,là phong kiến, nhưng không thối nát đâu.

E-Về quân sự, Vua Lê Thánh Tông cho đặt 5 Phủ quân, giống 5 Sư đoàn bây giờ, mỗi Phủ quân có 6 vệ, hay sở, giống các Tiểu đoàn bây giờ, mỗi Sở có khoảng 400 lính.

Tất cả quân đội hồi Vua Lê Thánh Tông ước chừng có khoảng 7 vạn quân thường trực. Khi có chiến tranh, có thể huy động ngay số dân đinh dự trữ, quân số sẽ tăng lên khoảng 5 lần, 10 lần chỉ trong vài ngày.

Vua Lê Thánh Tông lại đặt ra 31 điều quân lệnh để tập Thủy trận, và 42 điều quân lệnh để tập Bộ trận.

Vua lại đặt ra lệ cứ 3 năm một kỳ thi võ, để khích lệ việc võ bị.

Thể lệ thi võ Đô Thí như sau:

Mỗi người thi bắn cung tên 5 phát, ném thủ tiễn (giống như phi tiêu, hoặc dao găm) 4 chiếc, đấu mộc 1 tao (1 pha đấu).

Về phía Nam, Vua Lê Thánh Tông cử quân đội đánh bại tệ quấy nhiễu của 3 nước Chiêm Thành, Lão Qua, Bồn Man, thanh thế lừng lẫy.

Về phía Bắc, Vua Lê Thánh Tông luôn phòng bị cẩn mật, hễ có người Trung Quốc lọt vào đất ta quấy phá, liền bị ta bắt trả về Trung Quốc ngay.

Có lần Vua cho bắt hàng ngàn quân lính Minh sang quấy phá, cho giam lâu ngày, không trả về ngay, khiến Triều đình nhà Minh rất nể sợ, không dám làm điều ngang ngược.

Năm 1469, Vua Lê Thánh Tông chỉ thị cho quan Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy đi sứ nhà Minh về việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia:

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Người phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người dám đem một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di”.

Năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng Bia Tiến sĩ ở văn Miếu, ghi tên các vị đỗ Tiến sĩ từ năm 1442. Hiện nay Văn Miếu còn lưu lại được 82 Bia Tiến Sĩ, ghi tên các Tiến sĩ từ năm 1442 đến năm 1870.

Vua Lê Thánh Tông cho đặt lệ Xướng danh những người thi đỗ Tiến sĩ, và đặt ra Lễ Vinh qui bái Tổ, để cho những người thi đỗ được về thăm quê cũ trước khi nhậm chức quan ở Kinh thành, và để cho nơi quê hương mình làm Lễ đón rước long trọng người thi đỗ.

Vua Lê Thánh Tông cũng khuyến khích dùng chữ Nôm, cổ xúy thơ Nôm. Vua Lê Thánh Tông đã cho lập ra Hội Tao đàn, do chính Vua làm Chủ soái, để làm thơ bằng chữ Nôm.

Vua Lê Thánh Tông cũng sai ông Ngô Sĩ Liên viết lại và bổ sung bộ Đại Việt Sử ký Toàn thư mà cụ Lê Văn Hưu viết hồi hơn 200 năm trước.

Đặc biệt nhất, là Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ Quốc triều Hình Luật, hay còn gọi là Luật Hồng Đức, gồm 722 điều, được bắt đầu biên soạn từ năm 1428, khi Vua Lê Lợi đánh bại quân Minh.

Đến thời Vua lê Thánh Tông, bộ Luật Hồng Đức được hoàn thiện về cơ bản, và sau đó, nó còn được các Vua Lê thời sau bổ sung, hoàn thiện thêm.

Năm 1777, bộ Luật Hồng Đức được công bố lần đầu tiên đầy đủ nhất mà hiện nay chúng ta có trong tay. Chúng ta gọilà  Luật Hồng Đức, vì bộ luật này được hoàn thiện cơ bản nhất dưới thời Hồng Đức, Vua Lê Thánh Tông.

Có thể nói, bộ Luật Hình sự Luật Dân sự ngày nay  đều thua xa bộ Luật Hồng Đức cả về tính nhân đạo, lẫn tính nghiêm minh của pháp luật.

Chẳng hạn Điều 470 Bộ Luật Hồng Đức qui định về xử lý việc bắt người oan sai, trái phép:

“Lấy uy quyền, thế lực mà bắt trói người người, thì xử như tội đánh người (Tội Đánh người qui định ở Điều 465: đánh người bằng tay, chân thì bị phạt đánh 60 trượng; đánh bằng vật thì bị phạt đánh 80 trượng,,,); nhân bắt trói, lại đánh người ta bị thương, thì bị xử nặng hơn tội đánh người hai bậc. Lấy quyền uy, thế lực để sai người khác đánh người ta bị thương, hay chết, thì dù mình không hạ thủ, nhưng cũng phải coi là tội nặng nhất; người đánh cũng có cùng một tội”.

Điều 475 qui định xử phạt tội lăng mạ ông bà, bố mẹ:

“Lăng mạ ông, bà, cha, mẹ thì bị xử tội lưu châu ngoài; đánh ông, bà, cha, mẹ thì bị lưu châu xa,,,.”

Chiếu theo điều luật này, nếu ngày nay, ví dụ có gia đình ở Hà Nội, có con cái lăng mạ, hỗn láo với cha mẹ, ông bà, thì đứa con đó sẽ bị đày đi sống ở nơi xa, ví dụ đi sống ở Mù Căng Chải, hoặc ở đảo Trường Sa, không được sống ở Hà Nội.

Giá như ngày nay, Nhà nước Việt Nam ta cho khôi phục lại một số điều tiến bộ của Luật Hồng Đức, thì thật là hay.

Điều 489 qui định xử phạt tội học trò lăng mạ, đánh thầy giáo:

“Học trò mà đánh, lăng mạ thầy học, thì bị xử nặng hơn tội đánh người (Điều 465) ba bậc; đánh chết thầy học thì bị chém.”

Điều 506 qui định về xử phạt tội bất hiếu, con cháu không phụng dưỡng ông bà, cha mẹ:

“Con cháu trái lời dạy bảo, không phụng dưỡng bề trên, mà bị ông, bà, cha mẹ trình lên quan, thì bị xử tội đồ làm khao đinh,,,”. (Khao đinh là người phải làm việc phục dịch chè nước, quét dọn,,,ở các công sở)

Điều 138 qui định xử phạt tội quan chức nhận hối lộ:

“Quan ty làm trái pháp luật, ăn hối lộ từ 1 quan tiền, đến 9 quan tiền thì bị xử tội biếm, hay bãi chức; từ 10 quan tiền đến 19 quan tiền thì bị xử tội đồ, hay lưu; từ 20 quan tiền thì bị chém,,,.”

(-bị biếm; tức giảm chức vụ.

tội đồ, tức bị làm các loại lính tạp dịch.

tội lưu, là bị đày đi nơi xa.

Các tội này thường bị kèm theo hình phạt đánh trượng, 60, 80 trượng,,,,.Chỉ đàn ông bị phạt đánh trượng.)

Chúng ta hi vọng đến một ngày đẹp trời nào đó, nước Việt Nam ta lại nối tiếp truyền thống cha ông, cho tiếp tục làm Bia Tiến sĩ, để ghi lại công trạng của những người học giỏi, các bậc trí thức nổi tiếng có công với nước, và cho kế tiếp một số điều luật của bộ Luật Hồng Đức mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị, ví dụ cho thực hiện lại các điều luật rất tiến bộ, và rất văn hóa Việt Nam như trích dẫn ở trên.

Mọi việc kinh tế, xã hội, văn hóa đều phát triển vượt bậc dưới thời Vua Lê Thánh Tông.

Vua Lê Thánh Tông cũng là vị Vua có tinh thần độc lập dân tộc rất cao, Vua không cho phép quần thần có thái độ thần phục nhà Minh.

Năm 1461, sau khi làm Vua được 1 năm, Vua Lê Thánh Tông mắng sử thần Ngô Sĩ Liên như sau:

“Ta mới coi chính sự, mới sửa đức độ, tuân theo lệ cũ của Thánh tổ Thần tông, nên mới làm lễ Tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo Tổ tông tế giao cũng không đáng theo.

Các người lại bảo nước ta thời xưa là hàng Phiên Bang ( của nhà Hán), thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không Vua.”

Đây là vị Vua đầu tiên ở nước ta dám công khai phê phán quan lại của mình có thái độ thần phục nước Tàu, nhất là phê phá ông Ngô Sỹ Liên là một tri thức nổi tiếng của lịch sử Việt Nam ta.

Năm 1462, Vua Lê Thánh Tông lại ra lệnh cấm các gia đình quân, quan của ta mà có người Ngô (Trung Quốc ) làm nô tì không được cho nô tì ra ngoài thông đồng với sứ nhà Minh.

Vua sợ những người nô tì này làm gián điệp cho nhà Minh.

Cũng năm 1462 đó, Vua Lê Thánh Tông lại xuống chiếu “cầu lời nói thẳng”, học theo Vua ông nội là Lê Lợi, và Vua Lý Nhân Tông thời nhà Lý.

Năm 1467, hạn hán kéo dài, mất mùa, Vua xuống chiếu đại xá cho dân.

Bài văn Đại xá nói:

“Trẫm là kẻ không có đức, làm chủ muôn dân. Muốn cho mọi người đều giàu đủ, yên vui, để tiến tới thịnh trị. Năm ngoái, từ mùa thu đến mùa đông, trời mãi không mưa, người mất hi vọng được mùa, dân lo khó khăn đói kém. Trẫm là cha mẹ dân, chỉ biết đau xót trong lòng. Nếu không ban ơn rộng, khoan tha, thì sao thấy huệ thực tới dân được?”.

Năm 1466, Vua ra lệnh cấm quan lấy vợ trọng hạt mà mình cai quản, để bảo đảm sự vô tư, công chính, không thiên vị của các quan.

Vua Lê Thánh Tông cũng nhiều lần ra lệnh giảm bớt số quan lại, xã trưởng, để tinh gọn bộ máy Nhà nước.

Năm 1496, trước khi Vua mất 1 năm, Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho chọn Xã trưởng, cấm người cùng trong họ hàng, thông gia được cùng làm Xã trưởng trong cùng một xã.

Năm 1468, Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chấn chỉnh việc xét xử, để giảm oan sai cho dân. Chiếu của Vua nói:

Ngày xử án, phải có quan Đại lý tự cho người tù kêu oan, để tiện việc bẻ bác”.

Đây là ý tưởng đầu tiên của người Việt Nam ta về việc có Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị cáo.

Cũng năm 1468 đó, Vua cho cách chức bọn quan Hình Bộ Lang trung, là quan coi việc xét xử, vì bọn này không khách quan, thường gây ra nhiều vụ án oan.

Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông lại có chiếu chỉ chấn chỉnh việc xét xử:

“Từ Hình bộ Thượng thư (giống chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp, hoặc Chánh án Tối cao bây giờ) trở xuống tới Đại lý tự, và các quan coi ngục, người nào tha tội, hoặc buộc tội cho người không đúng luật pháp thì phải tâu hặc. Người có tội bị oan uổng cũng phải xét lại và minh oan cho họ”.

Cũng năm đó, Vua giáng chức bọn quan lại ở các nơi bị sâu cắn lúa, vì bọn quan lại này chỉ ngồi nhìn tai họa của dân, mà không biết tâu lên Vua để có biện pháp cứu giúp dân.

Năm 1469, có một tên quan nịnh nọt, nhờ cậy đưa con gái mình vào Cung Vua để tìm đường tiến thân. Vua Lê Thánh Tông biết chuyện, liền cách chức tên quan này.

Năm 1484, Vua xuống chiếu “cấm người giàu cậy thế quấy nhiễu người khai thác mỏ vàng, bạc”.

Cũng năm đó, Vua xuống chiếu cấm lính giữ cửa quan không được nhận tiền đút lót của người dân đến cửa quan.

Vua lại cấm các quan nhận các ngạch thuế của dân không được gây khó dễ cho người đến nộp thuế.

Năm 1485, Vua ra lệnh chấn chỉ tệ cường hào ở các địa phương:

“Hễ là hạng cường hào cậy thế, đánh người bị thương, cướp đoạt ruộng đất, tài vật của người khác, cày phá mồ mả, xâm hại đến người khác, thì bị trừng trị theo tội cường hào hoành hành”.

Có thể nói, thời Vua Lê Thánh Tông là thời kỳ nước Việt Nam ta phát triển rực rỡ nhất thời 1000 năm Phong kiến độc lập, cả về văn hóa, quân sự, kinh tế, luật pháp, bộ máy Nhà nước.

Có thể nói người dân Việt Nam ta thời Vua Lê Thánh Tông sống có văn hóa, lễ giáo, kỷ cương, bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, và trong sạch hơn thời nay.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.