Trận Bạch Đằng, năm 938, vua Ngô Quyền

W.Minh Tuan

Theo truyền thuyết, lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 2879 trước Công nguyên-BC, từ thời vua Hùng Vương thứ nhất, là vua Kinh Dương Vương Lộc Tục.

Đây là vị vua Hùng Vương thứ nhất.

Vua Kinh Dương Vương sinh ra ông Lạc Long Quân, là vị vua Hùng Vương thứ hai.

Ông Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra 100 trứng, nở ra thành 100 người con trai.

50 người con trai theo ông Lạc Long Quân xuống biển, mở mang đất nước ra biển.

50 người con trai theo bà Âu Cơ lên núi, khai sơn phá thạch, mở mang đất nước ở miền núi.

Trong 100 người con này, có người con trưởng lên làm vua thay ông Lạc Long Quân, là vua Hùng Vương có tên Hùng Vương đầu tiên, cho đến ông vua Hùng Vương thứ 18 cuối cùng, năm 257 BC (16 ông vua có tên Hùng Vương, còn lại 2 ông đầu tiên, có tên Kinh Dương Vương, và Lạc Long Quân).

Từ năm 257 BC, vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho vua An Dương Vương Thục Phán.

Năm 207 BC, Triệu Đà của nhà Hán giả vờ cho con trai Trọng Thủy sang xin kết hôn với con gái Mị Châu của vua An Dương Vương, để làm gián điệp đánh cắp nỏ thần-bí mật quân sự của Việt Nam, và đánh bại vua An Dương Vương của Việt nam vào năm 207 BC, chấm dứt thời kỳ gần 3000 năm sống trong hòa bình của các vua Hùng Vương của Việt Nam.

Từ đó, từ năm 207 BC, nhà Hán cai trị Việt Nam suốt 1145 năm, đến năm 938 sau Công nguyên-AD.

Đầu năm 938, tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán cai trị Việt Nam, lập nên Nhà nước Việt Nam độc lập.

Nhà Hán cử quân đội sang đánh vua Ngô Quyền để hòng lấy lại quyền cai trị Việt nam.

Mùa đông năm 938, vua Nam Hán cử con trai là Hoàng Thao, dẫn 2 vạn quân, đi bằng thuyền, khoảng 200 chiến thuyền, từ Vân Nam, Trung Quốc, đi đường biển qua tỉnh Quảng Ninh, và Hải Phòng để vào Thăng Long Việt Nam.

Tướng Ngô Quyền cho đóng cọc gỗ vót nhọt, đầu bịt sắt, xuống lòng sông, ở cửa sông Bạch Đằng, chờ quân Nam Hán.

Sông Bạch Đằng là con sông dài khoảng 20 km, nằm giữa tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, có cửa sông thông ra biển Quảng Ninh-Hải Phòng.

Nước thủy triều ở cửa sông Bạch Đằng thường dâng cao khoảng 4 mét, sáng dâng cao, chiều rút xuống, nên các cọc gỗ dài 2,5 mét, 2,8 mét cắm xuống lòng sông sẽ bị nước thủy triều dâng cao che lấp, không nhìn thấy.

Khi đoàn thuyền của quân Nam Hán đi qua cửa sông Bạch Đằng, khi đó nước thủy triều lên, che lấp các cọc gỗ, thì khoảng 20 chục chiến thuyền nhỏ của Việt Nam bơi ra khiêu chiến, đánh quân Nam Hán, rồi giả vờ thua, rút chạy.

Đoàn thuyền của quân Nam Hán vội đuổi theo, vào sâu trong cửa sông Bạch Đằng.

Quân của Ngô Quyền chờ khi nước thủy thiều bắt đầu rút xuống, thì ào ra đánh phản công. Khoảng 1000 thuyền nhỏ của Việt Nam lao ra đánh phản công, khiến quân Nam Hán hoảng sợ phải rút lui.

Nhưng lúc này thủy triều đã xuống rất thấp, các cọc gỗ dần nhô lên, các thuyền của quân Nam Hán to, cồng kềnh, bị lao vào cọc gỗ, và bị đâm thủng thuyền, và chìm gần hết.

Thuyền của Việt nam nhỏ, nên luồn lách được giữa các cọc gỗ, không bị đâm chìm.

Tướng Hoàng Thao bị bắt, và bị chém đầu.

Quân Nam Hán chỉ còn một vài nghìn quân sống sót, chạy thoát về Trung Quốc.

Hiện nay một số các cọc gỗ này đã được tìm thấy, và được đào lên, đưa vào Viện Bảo Tàng Lịch Sử của Việt Nam, ở Hà Nội.

Bạn có thể vào đó xem các cọc gỗ đó.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.