Truyện cười: Ăn thịt thỏ có mùi vị thịt chó

W.Minh Tuan

Gần đây, tôi (Minh Tuan) có đọc một cuốn sách tự chuyện-hồi ký của một người Việt Nam sang Pháp cách đây hơn 80 năm, có nói về việc cộng đồng người Việt Nam ta ở Pháp thời đó có khả năng nấu món thịt thỏ rô-ti (roast) ngon tuyệt vời mà có mùi vị thịt chó bảy món như sau.

Thời người Pháp còn bảo hộ nước Việt Nam ta, cách đây trên dưới 100 năm, người Pháp đã tuyển mộ người Việt Nam sang Pháp và sang các nước thuộc địa của Pháp để làm việc. Bây giờ chúng ta gọi là “xuất khẩu lao động”, thời Pháp gọi là lao động đi làm phu ở các nước thuộc địa của Pháp.

Bây giờ, người Việt Nam ta xếp hàng dài chờ được đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài, như đi Đài Loan, đi Hàn Quốc, đi Nhật Bản,,,. Còn nếu bây giờ mà được đi lao động xuất khẩu ở các nước châu Âu như Pháp, Anh, Bỉ, Đức,,,thì là ước mơ quá cao siêu, khó với tới được.

Thế nhưng thời người Pháp còn bảo hộ Việt Nam ta cách đây gần 100 năm, thì đi lao động ở Pháp, hay Tân Đảo ,,,là điều mà người Việt Nam ta chỉ miễn cưỡng phải đi, chứ chẳng có mấy ai vui vẻ gì, bởi vì hồi đó, cái tầm nhìn của người nông dân Việt Nam ta còn hạn hẹp lắm, không vượt qua cái lũy tre làng, nên chẳng biết gì về thế giới xung quanh, chỉ biết cái sân gạch nhà mình, cái ao làng, rồi cây đa-giếng nước-sân đình là mấy thứ quan trọng nhất, quí báu nhất của cuộc đợi mình thôi.

Thế cho nên vào năm 1937, 1938, ở Việt Nam ta-khi đó có tên xứ An Nam, có chuyến tàu Pháp tuyển mộ người An Nam đi lao động ở Pháp, thì những người nông dân An Nam chân đất-mắt toét xuống tàu đi Pháp, mà những người thân đi tiễn khóc lóc như mưa, giống như đưa tiễn người thân đi đến nơi đày đọa con người, như đi xuống địa ngục.

Thật là tội nghiệp.

Thế rồi khi sang đến Pháp, những người nông dân không biết chữ, cả cuộc đời chỉ làm ruộng, con trâu đi trước, cái cày đi sau lần đầu tiên nhìn thấy những cánh đồng lúa mì ở Pháp chín vàng bạt ngàn, những vườn nho xanh mướt trải dài ngút tầm mắt, những đàn bò gạm cỏ thanh bình như trong những bức tranh trong chuyện cổ tích, đúng là cảnh đẹp “thiên đường dưới trần gian”, thì những người nông dân An Nam ta há hốc mồm, trầm trồ khen ngợi, và thán phục rằng “đúng rồi, người Pháp họ văn minh hơn người An Nam ta, nên họ làm ăn, kinh doanh, trồng trọt tốt hơn người An Nam ta”.

Và khi đó, văn hóa của người Việt Nam vẫn còn giữ được cái lễ nghĩa tốt đẹp thời xưa, người ít học tôn trọng người có học, nên mấy người Việt Nam đi trong đoàn mà biết tiếng Pháp để làm phiên dịch cho đoàn, được mọi người lễ phép gọi là “thầy”, và họ trầm trồ thán phục mấy anh phiên dịch đó lắm:

-“Sao các thầy giỏi thế, chúng tôi nói tiếng Việt mà còn lủng củng, chẳng đâu vào đâu, thế mà các thầy còn biết được cả tiếng Pháp, để làm phiên dịch cho chúng tôi, thật là quí hóa quá. Không có các thầy, thì chúng tôi chịu chết, chẳng biết nói chuyện với người Pháp ra sao, chẳng biết họ dạy mình làm việc như thế nào. Chúng tôi xin cảm ơn các thầy nhiều lắm”.

Và khi cuộc sống thanh bình, và công việc chẳng mấy vất vả so với khi còn làm ruộng ở quê nhà xứ An Nam, thì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, và nước Pháp chuẩn bị chiến tranh với nước Đức và nước Ý, nên những người phu lao động Việt Nam được đưa vào các đơn vị quân đội Pháp, gọi là “lính thợ”, tức là những người lính Pháp, nhưng làm việc trong các nhà máy quân sự của Pháp, cụ thể là sản xuất thuốc nổ để phục vụ chiến tranh.

Những người lính thợ An Nam chúng ta làm việc trong các phân xưởng sản xuất thuốc súng rất độc hại, và điều kiện chiến tranh thiếu thốn nên ăn uống cũng không được bảo đảm. Thế cho nên người lao động “lính thợ” An Nam ta bị đói, suy dinh dưỡng, ốm yếu, bệnh tật, và bị ngộ độc thuốc súng.

Nhưng mà người An Nam ta nổi tiếng thông minh, láu cá, biết cách cải thiện điều kiện sống tồi tệ của mình. Bởi vì khi đó, ở cái vùng mà có mấy tram người lính thợ An Nam ta sống và làm việc, đột nhiên người ta thấy các tiếng chó sủa ngày càng ít đi.

Người Pháp từ ngàn xưa đã có văn hóa nuôi chó cảnh, nên ở đâu trong nước Pháp cũng các các gia đình nuôi chó cảnh, chó bảo vệ, chó canh giữ nhà,,,.

Người Pháp không có văn hóa ăn thịt chó.

Nhưng người Việt Nam ta, cùng với người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Myanma,,,ở châu Á có văn hóa ăn thịt chó.

Con chó là con vật có tình nghĩa nhất với con người, trong số 13 con vật nuôi trong gia đình, mà được gọi là “gia súc”, là 1-chó, 2-lợn, 3-gà, 4-vịt, 5-ngan, 6-ngỗng, 7-ngựa, 8-dê, 9-cừu, 10-trâu, 11-bò, 12-mèo, 13-la.

Trong số 13 con vật nuôi gia súc đó, thì con chó là có tình nghĩa với con người nhất. Khi người chủ ốm, chỉ có con chó biết và buồn theo người chủ. Khi người chủ vui, chỉ có con chó biết và vẫy đuôi, liếm tay, liếm chân người chủ. Khi người chủ bị kẻ xấu tấn công, chỉ có con chó biết sủa inh ỏi, tấn công chống lại kẻ xấu để cứu người chủ,,,.

Thế cho nên ở châu Âu, và các nước văn minh, họ không ăn thịt chó, vì con chó là người bạn trung thành của con người.

Nhưng người Việt Nam ta chưa có các ván hóa đó, chúng ta cho con chó là thứ giơ bẩn, cho chó ăn cứt, và đối xử với con chó khá thô bạo, đánh chửi con chó thậm tệ, và ăn thịt chó.

Tôi nhớ khi tôi còn ở Việt Nam, Hà Nội, cứ vào cuối tháng, là cùng với mấy người bạn nhà báo đi lên hồ Tây, ăn thịt chó 7 món. Ở vùng ven hồ Tây-Hà Nội khi đó có khoảng 30 quán thịt chó, quán nào cũng ngon, và đông khách vào cuối tháng, khách ăn cả trai, lẫn gái, cả già, lẫn trẻ, và cả đại biểu Quốc hội, Ủy viên Trung ương đảng, cả giám đốc, chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng.

Còn Ủy viên Bộ chính trị cảu đảng cộng sản Việt Nam có lên ăn thịt chó hồ Tây không thì tôi chưa biết.

Người Việt Nam ta có văn hóa kiêng không ăn thịt chó vào đầu tháng, mà ăn vào cuối tháng. Nên đầu tháng thì các quán thịt chó hồ Tây-Hà Nội vắng teo, nhưng cuối tháng thì đông nghịt.

Anh bạn tôi là cảnh sát hình sự, công an Hà Nội, số 7 Thuyền Quang, khi đi ăn thịt chó cùng các nhà báo chúng tôi, thường hỏi nhân viên quán như sau:

-Này, chú, chó của chú có ăn cái “món ấy” không?

“Món ấy” tức là “cứt”, vì nếu chó có ăn cái món ấy, thịt thịt chó ngon lắm.

Anh nhân viên trẻ lúc đầu không hiểu, gãi đầu gãi tai chưa biết trả lời ra sao, nhưng sau đó, khi đã hiểu được, thì cười bẽn lẽn nói:

-Dạ, có ạ, ăn thật lực ạ.

-Ồ, tốt, thế thì dọn đủ cho bọn anh 7 món nhé.

Đúng thế, cái công thức nấu thịt chó chỉ có 7 món thôi, là “1-luộc, 2-xáo-xúp, 3-chân luộc, 4-dồi chó luộc, 5-dồi chó nướng, 6-rựa mận, 7-nướng.

Anh bạn cảnh sát hình sự vừa ăn, vừa đọc câu thơ cổ như sau, để ca ngợi món thịt chó, và món dồi chó nướng:

“Sống ở trên đời,

Ăn miếng dồi chó,

Chết xuống âm phủ,

Biết có hay không”.

Nhưng mà kể từ khi tôi sang Nhật sinh sống, đến nay đã gần 30 năm, tôi cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Nhật, nên tôi giảm dần mối ham muốn ăn thịt chó, và bây giờ, hoàn toàn không muốn ăn thịt chó nữa, thấy thật là tội nghiệp cho các con chó.

Và tôi cũng thấy rất vui khi biết Chính phủ Việt Nam ta đã có lệnh cấm giết, ăn thịt chó từ cách đây vài năm, và các quán thịt chó ở hồ Tây-Hà Nội đã bị xóa bỏ, không còn nữa.

Trở lại chuyện những người lính thợ An Nam của ta sống trên đất Pháp thời chiến tranh thế giới thứ hai, bị ăn uống thiếu thốn, sức khỏe suy sụp, mà lại sống ở nơi mà có đầy rẫy các con chó đẹp tuyệt vời, béo múm mĩm chơi nhởn nhơ ở ngoài đường, ngoài vườn, thì nước bọt “thèm rỏ dãi” bắt đầu tiết ra từ mồm miệng cảu người An Nam ta.

Người Pháp khen “Con chó đẹp quá”, người Việt Nam ta khen “Con chó ngon quá”.

Thế thì ở cái vùng đó của nước Pháp tươi đẹp bắt đầu có hiện tượng là tiếng chó sủa ngày càng ít dần, và người dân Pháp ở vùng đó bắt đầu thành lập các đội tuần tra để phát hiện xem vì sao các con chó của họ cứ dần dần biến mất, không để lại dấu vết gì cả, cả xương chó, lẫn lông chó đều không có để lại dấu vết ở đâu cả.

Thật là rành tài.

Thế rồi có một hôm, anh bạn trẻ An Nam mà rành tiếng Pháp, mà làm phiên dịch cho đoàn lao động “lính thợ” An Nam, và là người viết cuốn sách hồi ký-tự chuyện nói trên-được người chủ nhóm thợ mời đến phòng ăn món thịt thỏ nấu rô-ti.

Khi bước vào phòng, anh ấy ngửi thấy mùi thịt thỏ nấu rô-ti ngon tuyệt vời. Khi đó, anh An Nam chủ nhóm lính thợ tuyên bố trước khi ăn như sau:

-Này, các bạn, đây là món thịt thỏ mà tớ đã săn được ở ngoài vườn. Bởi vậy nếu kẻ nào mà nói đây là con chó Lucie của bà Fabienne hàng xóm, và rằng món thịt thỏ này có mùi vị thịt chó, thì kẻ đó là kẻ xuyên tạc sự thật 100%, và sẽ bị phạt, không cho ăn thịt thỏ rô-ti trong 1 năm”.

Bà Fabienne là một bà già người Pháp tốt bụng, sống ở gần nhà máy mà những người lính thợ An Nam làm việc. Bà ấy rất tốt bụng, luôn giúp đỡ những người lính thợ An Nam, và bà ấy có con chó tên là Lucie rất xinh, béo múm mĩm.

Sau khi nghe bài phát biểu hùng hồn của người nhóm trưởng nói trên, mấy anh lính thợ An Nam bắt đầu ăn thịt thỏ rô-ti, và khen lấy khen để, “ngon, ngon”, và có cả món rượu quốc lủi do mấy anh An Nam tự nấu nữa.

Ngày hôm sau, anh phiên dịch được giám đốc nhà máy người Pháp gọi lên văn phòng, thuật lại câu chuyện mà bà Fabienne mới đến gặp ông ấy để khóc lóc, kêu ca như sau:

-Thưa ông giám đốc, con chó Lucie của tôi đã không về nhà 2 hôm nay rồi. Tôi cho rằng những người lính thợ An Nam của ông đã ăn con chó của tôi. Thật là kinh khủng, xin ông phải làm cách nào để ngăn chặn cái tình trạng này chứ?

Bà Fabienne vừa nói, vừa khóc lóc sụt sùi, trông thật là tội nghiệp.

Ông giám đốc an ủi bà ấy như sau:

-Bà ơi, thật tội nghiệp bà. Nhưng mà cái bọn mọi rợ ấy nó cũng không tha cả con chó Lilou của tôi bà ạ. Con chó Lilou của tôi cũng đã biến mất cách đây hơn 1 tháng rồi bà ạ.

Bà Fabienne nghe thấy thế thì ngất xỉu, phải gọi y tá của nhà máy đến để giúp bà ấy tỉnh lại.///

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.