Truyện cười: Nguyên nhân các vụ cháy rừng

Trong giờ học về môi trường, thầy giao giải thích cho các học sinh về nguyên nhân các vụ cháy rừng.

Thầy giáo nói:

-Các em biết không, nguyên nhân các vụ cháy rừng là do mặt trời gây ra. Mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, nhưng mặt trời cũng đem lại sự hủy diệt cho con người. Chẳng hạn về các vụ cháy rừng, mặt trời đã chiếu rọi ánh nắng chói chang xuống trái đất, khiến cho các cây cối bị chết khô héo. Và gió thổi làm các cây cối khô héo đó cọ sát vào nhau, làm phát ra lửa, và từ đốm lửa nhỏ, đã nhanh chóng lan toả trở thành các đám cháy rừng lớn, hủy hoại hàng ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu ha rừng hàng năm.

Em Tèo cảm thấy rất khó hiểu, làm sao mà cây cối cọ sát vào nhau lại gây ra đám cháy được. Em hỏi thầy giáo:

-Thưa thầy, em thấy chỉ khi dùng bao diêm, hặc bật lửa mới có thể tạo ra lửa được chứ ạ. Làm sao mà cây cối cọ vào nhau có thể phát ra lửa được ạ?

Thầy giáo cảm thấy rất thất vọng về sự kém hiểu biết của em Tèo, nhưng thầy vẫn kiên nhẫn giải thích như sau:

-Em Tèo ơi, em đã quên mất các bài học trước, tôi đã nói rằng các vật cọ sát vào nhau có thể gây ra lửa, và gây ra các vụ cháy. Ví dụ, em hãy cầm hai hòn đá, đập vào nhau, em sẽ thấy các tia lửa tóe ra. Đây, hãy nhìn xem đây.

Nói rồi thầy giáo lấy 2 hòn đá và bắt đầu đập vào nhau, quả thật, thây các tia lửa tóe ra.

Em Tèo gật gù đầu, có vẻ đồng ý, nhưng vẫn chưa chịu thua, vẫn hỏi tiếp:

-Thưa thầy, nhưng các cây cối thì sao ạ? Làm sao mà cây cối có thể cọ sát gây ra lửa được ạ?

Thầy giáo liền lấy 2 que củi, và làm thử để tạo ra lửa cho em Tèo xem.

-Ồ, em cũng hãy làm thử xem, như tôi làm đây nhé. Em hãy lẫy 1 que củi, dài, tròn, hãy vót 1 đầu nhọn, tròn. Sau đó, hãy lấy một khúc gỗ khác, khoét 1 lỗ nhỏ. Sau đó, hãy cắm cái que củi tròn, nhọn kia vào cái lỗ đó, và dùng hai lòng bàn tay cọ sát vào que củi, làm cho que củi đó xoay đi xoay lại trong cái lỗ đó. Khi hai miếng gỗ đó cọ sát vào nhau như thế, sẽ tạo ra nhiệt, và nóng dần lên. Và một lát sau, sẽ nóng quá, và phát ra lửa. Ngày xưa, người tiền sử đã dùng cách cọ sát đó để tạo ra lửa. Và bây giờ, nhiều người thổ dân lạc hậu ở một số vùng trên thế giới vẫn dùng cách đó để tạo ra lửa, để nấu ăn, hoặc giữ ấm đấy.

Em Tèo lúc này có vẻ đã bị thuyết phục, và gãi đầu hỏi thầy giáo rằng vậy thì làm cách nào để phòng chống các vụ cháy rừng đó nhỉ.

Thầy giáo hỏi em Tèo, và các em học sinh khác trong lớp rằng theo các em, nên làm thế nào để phòng chống các vụ cháy rừng.

Các học sinh suy nghĩ lung lắm, sau đó em Tèo nói ý kiến của mình:

-Thưa thầy, không nên trồng rừng nữa ạ.

-Ồ, cả lớp xôn xao phản đối. Em Tý hỏi em Tèo:

-Nếu không trồng rừng nữa, thì sẽ không có cây xanh, và sẽ không có sự sống. Chúng ta sẽ không có oxy để thở, vì cây xanh tạo ra oxy.

-Ừ nhỉ, em Tèo đồng ý. Vậy thì nên làm thế nào để không có các vụ cháy rừng nữa nhỉ? Em Tèo hỏi em Tý.

Các em Hoa, Nụ liền có ý kiến khác:

-Thưa thầy, theo chúng em, nên làm thật nhiều các vòi phun nước ở tất cả các cánh rừng, để chữa cháy rừng ạ.

Cả lớp lại ồn ào phản đối, rằng không thể có đủ tiền và phương tiện để xây dựng các vòi phun nước ở tất cả các cánh rừng trên toàn thế giới.

Cuối cùng, em Tý vốn thông minh nhất lớp, đã đưa ra một ý kiến chí lý mà cả lớp đều đồng ý, là:

-Thưa thầy, theo em, người ta nên trồng rừng trong bóng tối ạ. Thế thì sẽ hết các vụ cháy rừng ạ.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.