Truyền thống nhân đạo của người Việt Nam ta

W.Minh Tuan

Nói chung, dân tộc Việt Nam ta là dân tộc có bản tính nhân đạo, cho dù đôi khi cũng có những việc làm vô nhân đạo xảy ra, vì không có dân tộc nào trên thế giới là hoàn hảo 100% tốt.

Người Việt Nam ta có câu châm ngôn: “ Đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ chạy lại”, hoặc “Thương người như thể thương thân”.

-Năm 1044, Việt Nam có chiến tranh với người Chiêm Thành ( nay là vùng Bình Định, Nha Trang), vua Lý Thái Tông ra mệnh lệnh: “Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành, thì sẽ giết không tha”.

-Cũng năm đó, vua Lý Thái Tông ra mệnh lệnh “Cấm quan coi ngục không được sai tù làm việc riêng”.

-Năm 1052, vua Lý Thái Tông cho làm Chuông kêu oan, để ở điện Long Trì, để cho dân ai có nỗi oan, thì đánh chuông tâu lên vua.

-Năm 1056, vua Lý Thánh Tông, (con vua Lý Thái Tông), nói với tả hữu rằng: “Bây giờ là mùa đông, ta ở trong cung, được sưởi ấm, mà vẫn rét. Thế thì người tù ở trong ngục thế nào?” Vua ra lệnh phát chăn ấm, cơm ngon cho người tù.

-Năm 1064, vua Lý Thánh Tông xử kiện nói: “Ta cần phải yêu dân như yêu con ta”. Từ đó, vua ra lệnh giảm tội cho tất cả tội phạm.

-Năm 1257, 1283, 1287, quân Nguyên-Mông Cổ xâm lược Việt Nam. Cả 3 lần đều thua trận. Tất cả các tù binh Nguyên đều được thả về, trừ tướng O Ma Nhi, vì quá tàn ác, nên bị đục thuyền cho đắm tàu, bị chết đuối.

-Năm 1289, khi chiến tranh với quân Nguyên kết thúc, có nhiều tấu biểu nói việc một số người Việt đầu hàng quân Nguyên, khi quân Nguyên đang mạnh, cân phải trừng trị. Thượng hoàng Trần Thánh Tông, bố của vua Trần Nhân Tông sai đốt hết đi, không trừng phạt người đầu hàng giặc. Thượng hòa Trần Thánh Tông nói với tả hữu, đại ý rằng đất nước đã hưởng thái bình, hãy để lòng dân được khoan thư, không nên moi móc chuyện cũ.

-Năm 1407-1427, Việt Nam bị nhà Minh xâm lược. Năm 1427, quân Minh thua, hơn 50.000 quân Minh bị bắt làm tù binh , nhiều người tâu lên xin trừng trị bọn tù binh để trả thủ cho những tội lỗi mà quân Minh đã gây cho dân ta trong suốt 20 năm chiến tranh.

Nhưng vua Lê lợi đã nói đại khái:

“Trả thù là lẽ thường tình của người ta. Nhưng làm điều nhân đạo, đối xử tử tế với hàng binh, để cho mối hiềm thù giữa hai dân tộc được xóa bỏ, thì cái việc làm nhân đạo đó sẽ được lưu danh sử sách ngàn đời, và không còn mối lo chiến tranh sau này”.

Vua Lê Lợi ra lệnh thả hết tù binh nhà Minh về, hơn 50.000 người. Vua Lê Lợi còn ra lệnh cấp cho tù binh Minh 500 thuyền, 20.000 con ngựa để về nước. Tướng Minh đã cảm động khóc khi về.

-Năm 1789, nhà Thanh xâm lược Việt Nam, bị thua. Vua Quang Trung cũng ra lệnh thả hết tù binh về.

-Năm 1954, người Pháp thua Việt Nam tại Điện Biên Phủ, hơn 11.000 quân Pháp bị bắt làm tù binh. Tất cả đều được đối xử nhân đạo, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh thả về. 1 phụ nữ tù binh Pháp duy nhất bị bắt, đã được thả đầu tiên sau 2 tuần chiến tranh kết thúc.

-Trong chiến tranh Việt Nam-Mỹ, có 591 phi công Mỹ bị bắt là tù binh, bị bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò-Hiton Hà Nội. Các phi công Mỹ được đối xử nhân đạo, ăn uống đầy đủ, được chơi thể thao, và năm 1973, sau Hiệp định Pari, Việt Nam đã trao trả tất cả tù binh Mỹ. Khi được trao trả, tất cả các tù binh phi công Mỹ đều khỏe mạnh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, người Mỹ dự đoán sẽ có “tắm máu-blood bath”, vì người Mỹ dự đoán sẽ có sự trả thù đối với những người từng làm việc cho Mỹ và Chính quyền Sài Gòn cũ.

Nhưng không hề có “tắm máu” nào cả, chỉ có đi học tập, cải tạo.

Nhưng, phải nói thật sự, là việc học tập-cải tạo này là không hay lắm, chưa đúng với truyền thống nhân đạo “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ chạy lại” của dân tộc Việt Nam ta.

-Hiện nay, trong nhiểu nhà tù-trại cải tạo ở Việt Nam ta có Buồng hạnh phúc, giành cho những phạm nhân cải tạo tốt, thỉnh thoảng được gặp và ngủ với vợ, hoặc chồng mình vào ngày thứ bảy, Chủ nhật.

Trên thế giới, ít có nước nào có chế độ nhà tù nhân đạo như vậy.

Thế nhưng chủ nghĩa lý lịch là việc không nhân đạo. Người có lý lịch không đúng thành phần giai cấp, có thể không được vào đại học, không được vào làm việc ở những cơ quan quan trọng, không được vào đảng, có thể không được thăng quan, tiến chức,,,.Điều đó thật là không nên.

Thời cha ông ta ngày xưa, ai cũng được dự thi để làm quan, nếu thi đỗ, sẽ được bổ nhiệm làm quan, bất kể là thành phần giàu, nghèo, con quan, con nông dân,,, có thể lên đến chức Hành khiển, Đại phu, như chức vụ Thủ tướng, Bộ trưởng ngày nay,,,.

Ngày nay, chúng ta hãy học ông cha ta ngày xưa về truyền thống nhân đạo, đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ chạy lại, ai cũng có cơ hội được hối lỗi, được tự sửa chữa, ai cũng có cơ hội được thăng tiến, được trọng dụng vào các vị trí lãnh đạo, nếu có tài, có đức, luật pháp không nên quá hà khắc, không nên quá tỉ mỉ, quá chi tiết nhỏ nhặt, mà hãy để có chỗ rộng rãi cho người dân được tự giác hành động theo lẽ phải, theo lương tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Việc gì có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm.

Việc gì có hại cho dân, thì ta phải hết sức tránh”.

Đó chính là truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam ta.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.