Truyền thuyết thứ 8: Sơn tinh-Thủy Tinh

W.Minh Tuan

Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh kể rằng vào thời vua Hùng Vương thứ 18 (khoảng những năm 300 trước Công Nguyên), vua Hùng Vương thứ 18 có con gái tên là Mỵ Nương, vua Hùng muốn gả chồng cho.

Cả hai chàng trai dũng mãnh là Sơn Tinh, thần núi, và Thủy Tinh, thần biển, đều muốn hỏi nàng Mỵ Nương làm vợ.

Vua Hùng Vương khó nghĩ, bèn ra một cuộc thi, rằng ai đưa được Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao đến trước làm đồ lễ, sẽ được gả con gái cho.

Có lẽ vua Hùng Vương ý muốn gả con gái cho chàng Sơn Tinh, vì những đồ lễ cưới trên đều là sản vật ở vùng núi cả, vùng biển của chàng Thủy Tinh không có những thứ đó.

Thế cho nên sáng hôm sau, chàng Sơn Tinh đưa đủ lễ vật hỏi cưới đến trước, nên được vua Hùng Vương gả con gái Mỵ Nương cho, chàng Sơn Tinh đưa vợ về núi Tản Viên.

Chàng Thủy Tinh kiếm mãi không kiếm đủ đồ lễ cưới, nên đến sau, nên bị thất bại, bị Vua Hùng Vương từ chối.

Chàng Thủy Tinh thấy Sơn Tinh lấy mất Mỵ Nương rồi, bèn tức giận, tức giận cả Sơn Tinh, tức giận cả Vua Hùng, nên đã hô phong, hoán vũ, giâng nước lũ lụt lên đánh Sơn Tinh, và làm khổ sở đất nước, dân chúng của Vua Hùng.

Nhưng chàng Sơn Tinh vô cùng dũng mãnh, hóa phép dâng núi lên cao hơn, đánh lại Thủy Tinh.

Cuối cùng, Thủy Tinh thất bại, phải rút chạy về biển.

Nhưng Thủy Tinh vẫn thù dai, hàng năm, cứ đến tháng 7, tháng 8, Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh, đến tận ngày nay.

Đây là truyền thuyết có lẽ bắt đầu từ chuyện hàng năm dân ta rất cực khổ về việc chống chọi với thiên tai, bão lụt.

Nhưng nhân vật Sơn Tinh có lẽ bắt nguồn từ một nhân vật có thật.

Vì theo truyền thuyết của nhân dân vùng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, là nơi bắt nguồn truyền thuyết này, thì Sơn Tinh là chàng trai có tài dũng mãnh, có phép lạ, tên là Nguyễn Tuấn, sinh ra ở vùng Ba Vì, Sơn Tây ngày nay.

Ở Sơn Tây có di tích đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh. Bên cạnh đền Và, có một đền nhỏ, thờ mẹ của Nguyễn Tuấn-Tản Viên Sơn Thánh.

Vậy Tản Viên Sơn Thánh, và Sơn Tinh có phải là một không?

Truyền thuyết Sơn Tinh nói lên cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ thời xa xưa, đấu tranh với thiên tai, bão lụt.

Còn bây giờ, hàng năm, vào Rằm tháng 9, hai ngày 14 và 15 tháng 9 Âm lịch, nhân dân ở vùng đền Và, Sơn Tây làm Lễ hội đền Và, để tưởng nhớ Thánh Tản Viên.

Lễ hội Đền Và để tưởng nhớ Tản Viên Sơn Thánh không hề nói gì đến cuộc đấu tranh chống thiên tai, không nói đến “Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao”, mà chỉ là một lễ hội bắt 99 con cá ở sông Tích, làm các món ăn tế Đức Thánh Tản Viên.

Vì theo truyền thuyết, Thánh Tản Viên là thần núi Ba Vì, dạy dân đánh cá. Ngài đã bắt 100 con cá, nhưng đã thả 1 con cá trê đang có mang. Con cá trê này đẻ ra 9 con cá trê con, và cả 9 con cá trê con này đều hóa đá, chầu đầu về hướng đền Và.

Các con số 9 trong truyền thuyết này thể hiện tín ngưỡng của người Việt Nam ta thời cổ, coi trọng số 9, khác với người Trung Quốc coi trọng số 8.

Bởi vậy có thuyết nói rằng truyền thuyết Sơn Tinh và truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Truyền thuyết Sơn Tinh nói về cuộc đấu tranh giữa nhân dân Việt Nam ta với tệ thiên tai, bão lụt. Còn truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh là nói về ông Nguyễn Tuấn, một người có thật và được thần thánh hóa, có công dạy dân đánh cá, và ông ấy có tính nhân đạo khi cho thả một con cá trê đang có mang.

Nhưng nếu như ông Nguyễn Tuấn Tản Viên Sơn Thánh chỉ là người dạy dân đánh bắt cá, và ông vì lòng nhân từ, đã thả 1 con cá đang có mang, nếu chỉ như vậy, thì người ta không thấy công lao to lớn của ông Nguyễn Tuấn, khiến cho nhân dân phải lập đến thờ, và phong ông là Tản Viên Sơn Thánh.

Và ông Tản Viên Sơn Thánh này không có mối quan hệ gì với Vua Hùng Vương thứ 18, và không phải là người đã kết hôn với công chúa Mỵ Nương, và là người đã khuyên vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương.

Nếu thế thì công lao của ông Tản Viên Sơn Thánh này chẳng có gì đáng để nhân dân lập miếu thờ.

Còn Sơn Tinh có công lao to lớn giúp nhân dân phòng chống bão lụt, chống chọi với thiên tai, có mối quan hệ với Vua Hùng Vương thứ 18, và được nhân nhân xếp ông vào hàng đệ nhất trong 4 vị thần Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng Việt Nam.

Mà dạy dân đánh bắt cá thì thật ra đâu có cần dạy. Vì nghề đánh bắt cá đâu có phải nghề khó khăn gì, cần phải có kỹ thuật cao siêu gì.

Nghề đánh bắt cá hoàn toàn khác nghề đúc đồng, nghề làm giấy,,,cần phải có người dạy, và truyền nghề, vì đó là công nghệ phức tạp.

Vua Hùng Vương thứ 18 là vị vua Hùng cuối cùng của Thời đại Hùng Vương. Sau đó, chàng rể Sơn Tinh khuyên bố vợ truyền ngôi cho Thục Phán-An Dương Vương.

Và nhân dân Việt Nam ta tưởng nhớ đến vị thần Sơn Tinh giúp dân chống thiên tai, bão lụt, chứ không mấy ai biết đến ông Tản Viên Sơn Thánh dạy dân đánh bắt cá.

Tôi cho rằng ở đây có sự nhầm lẫn, hai ông Sơn Tinh, và Tản Viên Sơn Thánh chỉ là một người.

Sơn Tinh là vị thần núi Tản Viên, Ba Vì.

Tản Viên Sơn Thánh cũng là vị thần núi Tản Viên, Ba Vì.

Không lẽ 1 núi có hai vị thần, một nhà có hai chủ, một nước có hai vua?

Vậy thì chắc chắn hai ông Sơn Tinh, và Tản Viên Sơn Thánh là một người, xuất phát từ một nhân vật có thật, là chàng trai Nguyễn Tuấn, sinh ra và lớn lên cùng thời Vua Hùng Vương thứ 18, có nhiều công đức cho nhân dân.

Ông Sơn Tinh-Tản Viên Sơn Thánh ấy vừa dạy dân đánh bắt cá, vừa nhân đạo cho thả con cá trê đang có mang, và công lao to lớn nhất, đáng được nhân dân lập đền thờ, là đã giúp nhân chống bão lụt hàng năm, đã mang được Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đến để làm đồ sính lễ hỏi, để cưới công chúa Mỵ Nương, đã được Vua Hùng Vương 18 muốn nhường ngôi cho vì Vua Hùng Vương 18 không có con trai, nhưng ông Sơn Tinh không ham quyền lực, không màng địa vị, đã khuyên Vua Hùng nhường ngôi cho vua Thục Phán An Dương Vương.

Vì những công lao to lớn đó, nên ông Sơn Tinh-Tản Viên Sơn Thánh- Nguyễn Tuấn được nhân dân lập đền thờ, là đền Và ngày nay, và được nhân dân phong làm vị thần số một trong 4 vị thần Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.