Ukraine đã bắt đầu muốn đàm phán hòa bình với Nga, nhưng cả hai bên đang còn cứng nhắc, làm cao với nhau, nên chưa ngồi được

W.Minh Tuan

Từ tuần trước, khoảng ngày 15 tháng 1 năm 2024, phía Ukraine đã bắt đầu xuống giọng, chịu đề xuất đàm phán hòa bình với Nga, nhưng các quan điểm đàm phán còn cứng nhắc, làm cao với Nga, nên phía Nga chưa chấp nhận.

Phía Nga tất nhiên cũng làm cao, lớn tiếng phê phán 10 điểm đàm phán của Ukraine là phi thực tế, là không thể chấp nhận được.

Nhưng mà chúng ta dự đoán cả hai phía Nga và Ukraine sẽ phải dần điều chỉnh các quan điểm của nhau, nhượng bộ lẫn nhau, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục đánh nhau để gây sức ép cho nhau, và gây sức ép cho quốc tế, để cuối cùng đi đến chỗ gặp nhau, và ký kết hòa bình được.

Ông Tổng thống Ukraine Zelenskyy đã tranh thủ Hội nghị kinh tế toàn cầu Davos để bày tỏ đề xuất đàm phán hòa bình với Nga cho lãnh đạo các nước.

Hội nghị Davos diễn ra tại thành phố Davos-Thụy sỹ, từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 1 năm 2024.

Hội nghị kinh tế toàn cầu Davos-The World Economic Forum (WEF) bắt đầu từ năm 1971, được tổ chức hàng năm tại thành phố Davos, Thụy Sỹ, thu hút khoảng 1000 đến 3000 quan khách, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, và lãnh đạo các công ty lớn, tập đoàn kinh tế lớn trên toàn thế giới đến họp, thảo luận, cho ý kiến về phát triển kinh tế- xã hội toàn cầu.

Năm nay, 2024, WEF được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 1 cũng tại thành phố Davos, Thụy Sỹ.

Ông Tổng thống Nga Putin không đến dự, tất nhiên, vì cái Lệnh bắt của Tòa án Quốc tế đối với ông ấy, về tội “tội phạm chiến tranh” mà ông ấy gây ra ở Ukraine.

Còn ông Tổng thống Ukraine Zelenskyy thì đến dự, và tranh thủ gặp các nhà lãnh đạo thế giới, để tranh thủ sự ủng hộ của các nước, và đưa ra Đề xuất 10 điểm về hòa bình tại Ukraine với Nga.

Quan điểm của Ukraine còn cứng nhắc, làm cao, vì Ukraine đòi phía Nga phải rút quân toàn bộ ra khỏi lãnh thổ Ukraine, trả lại tất cả các vùng đất mà Nga đã chiếm đóng từ tháng 2 năm 2022 đế nay, và kể cả Nga cũng phải trả lại thành phố Crime mà Nga đã chiếm đóng từ năm 2014.

Phía Nga không chấp nhận các ý kiến đề xuất đó của Ukraine, vì như vậy là làm mất thể diện của Nga, coi như Nga phải chấp nhận thua, và Nga đầu hàng Ukraine, nếu thế thì không thể gọi làm đàm phán được, mà nên gọi là “đánh nhau trên bàn đàm phán”.

Đàm phán là phải nhượng bộ lẫn nhau, nếu không nhượng bộ, thì chỉ có 1 cách là tiếp tục chiến tranh, và thắng-thua trên chiến trường sẽ quyết định hậu quả chiến tranh.

Chúng ta biết nếu không có bên thắng-bên thua, thì đàm phán hòa bình, đàm phán kết thúc chiến tranh cũng không đơn giản, và rất mất thời gian để thăm dò ý kiến của nhau, thăm dò sức mạnh của nhau, thăm dò bản lĩnh của nhau, thăm dư luận thế giới, v.v.

Trong chiến tranh Việt Nam, quá trình đàm phán để đi đến ký Hiệp định Paris về Hòa bình ở Việt Nam cũng đã mất rất nhiều thời gian, từ khoảng năm 1965, đến tháng 1 năm 1973 mới ký kết được, đàm phán kéo dài suốt gần 10 năm.

Và trước khi ký kết, cuối năm 1972, người Mỹ còn phát động 2 cuộc ném bom tàn bạo Linebecker 1 và 2 vào Hà Nội, để gây sức ép cho Hà Nội phải ký Hiệp định hòa bình theo ý muốn của Mỹ, nhưng người Mỹ đã thất bại trong 2 cuộc ném bom này, nên đành phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris theo đề xuất của phía Hà Nội. Chính phủ Sài Gòn cũ không chấp nhận, và không ký Hiệp định này.

Vậy, với đàm phán hòa bình hiện nay ở Ukraine cũng sẽ không đơn giản, nhưng chắc là sẽ không kéo dài như trong chiến tranh Việt Nam, chắc là sẽ kết thúc trước cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 năm 2024.

Nếu phía Ukraine thay thế đề xuất hòa bình 10 điểm hiện nay, bằng đề xuất Hòa bình 5 điểm như dưới đây, thì sẽ dễ được phía Nga chấp nhận, và sẽ sớm ký được Hiệp định hòa bình:

  • Ngừng bắn.
  • Giữ nguyên hiện trạng.
  • Thiết lập Khu phi quân sự.
  • Nga rút quân khỏi các vùng lãnh thổ Ukraine, tạm thời để các Nhà nước tự phong của Ukraine quản lý các vùng lãnh thổ đó.
  • Tòa án Quốc tế hủy bỏ Lệnh bắt đối với Tổng thống Nga Putin.

Với Đề xuất 5 điểm này, phía Ukraine sẽ giành được thắng lợi vang dội, là quân Nga rút ra khỏi lãnh thổ Ukraine, và phía Ukraine từ nay sẽ chỉ còn phải đối phó với các Nhà nước tự phong trong lãnh thổ Ukraine mà thôi.

Còn phía Nga, họ sẽ giành được Chiến thắng giữ thể diện với Ukraine, một cuộc chiến thắng mà phía Nga đã phải trả giá quá đắt trong suốt 2 năm chiến tranh, một cuộc chiến thắng có thể được gọi là Chiến thắng Pyrrhic-chiến thắng mà phải trả giá quá đắt, gần như là thua.

Tháng 2 năm 2022, phía Nga tấn công như vũ bão vào Ukraine, đưa đoàn xe tăng hơn 2000 chiếc kéo dài hơn 100 km, tiến vào Ukraine như định đi vào chỗ không người, với dự đoán quân Ukraine sẽ thua chạy, sẽ thất bại trong 2 tuần, và phía Nga sẽ bắt giữ được Tổng thống Ukraine Zelenskyy để đưa về Nga giam giữ, và Nga sẽ thiết lập 1 Chính phủ bù nhìn than Nga ở Ukraine.

Nhưng phía Nga đã thất bại với các ý đồ đó, và chiến tranh Ukraine đã kéo dài 2 năm rồi, và phía Nga chịu quá nhiều thiệt hại, tổn thất, cả về sinh mạng binh sỹ Nga, lẫn thiệt hại kinh tế-xã hội.

Nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh Ukraine ở Nga sẽ còn kéo dài nhiều năm, phải rất nhiều năm nữa phía Nga mới có thể khôi phục lại được các thiệt hại do cuộc chiến tranh Ukraine gây ra.

Bởi vậy, dù phía Nga được coi như là phía chiến thắng trong cuộc chiến tranh Ukraine, nhưng đó thực sự là Chiến thắng Pyrrhic-một chiến thắng phải trả giá quá đắt.

Lịch sử nước Hy Lạp đã ghi nhận cuộc chiến thắng Pyrrhic này như sau:

Vua nước Epirus-là tên gọi cũ của nước Hy Lạp ngày nay, là vua Pyrhus, đã đánh nhau với quân Roma năm 279-280 BC, và đã giành chiến thắng, nhưng chịu quá nhiều thiệt hại, đến nỗi ông vua Pyrrhus ấy đã phải thốt lên câu nói nỏi tiếng như sau:

“If I achieve a victory again, I shall return to Epirus without any soldier”.

Người Nga ngày nay cũng vậy, nếu họ chiến thắng Ukraine một lần nữa, họ sẽ chẳng còn gì cả, họ sẽ mất tất cả, chỉ còn lại vài người lính Nga cầm lá cờ chiến thắng trên đống tro tàn đổ nát của người Nga.

Thế nhưng tất nhiên phía Nga chưa chịu thừa nhận cuộc Chiến thắng Pyrrhic của họ, họ cũng vẫn còn làm cao, còn cứng nhắc.

Ông Tổng thống Nga Putin đã nói hôm ngày 16 tháng 1 năm 2024, để trả lời đề xuất hòa bình của Ukriane, rằng “Cái gọi là công thức Hòa bình đó chỉ là những yêu cầu bị cấm đoán ở Nga, và nếu họ không muốn đàm phán, thì thôi, đừng đàm phán nữa”.

Cả hai bên còn cứng nhắc, còn làm cao với nhau lắm, và chắc là Nga-Ukraine còn đánh nhau vài trận lớn nữa, để gây sức ép với nhau, rồi mới chịu xuống thang dần, và chịu ngồi với nhau, với các nhượng bộ mới.///


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.